Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội (Trang 68 - 71)

CHI NHÁNH HÀ NỘI.

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước.

Thứ nhất, thiết lập các điều kiện của thị trường tiền tệ.

Thứ hai, ngân hàng Nhà nước thành lập các trung tâm giao dịch của thị trường tiền tệ.

Thứ ba, đào tạo cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ thị trường tiền tệ.  Thứ tư, hoàn thiện quy quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay

vốn ngân hàng.

Cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh là những điều kiện đảm bảo cho các khoản vay và là một nguyên tắc tín dụng khi khách hàng vay vốn ngân hàng. Quan hệ này được đề cập trong bộ luật dân sự Việt Nam . Bên cạnh đó là thông tư hướng dẫn số 06/TT-CP của Chính Phủ và Nghị định 178/1999/NĐ- CP ban hành ngày 23/12/1999 của Chính Phủ. Mặc dù được cụ thể trong thông tư và quyết định trên nhưng còn chung chung, mặt khác, luật đất đai còn chưa rõ ràng.

Trong nghiệp vụ cầm cố tài sản : Một nguyên tắc đặt ra là khi khách hàng trả vốn thì thực hiện theo phương thức nộp tiền đến đâu, lấy hàng đến đó theo tỷ lệ tương ứng. Như vậy, sau mỗi lần nộp tiền, lấy hàng thì phải thay đổi hợp đồng tín dụng so với hợp đồng ban đầu. Sự thay đổi này mất nhiều thủ tục và phức tạp nếu khách hàng trả vốn nhiều lần. Mặt khác phát mại tài sản thế chấp rất phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan. Vì vậy để ban hành quy chế cụ thể, cần có sự phối hợp nhiều cơ quan, ban ngành… để giải quyết vấn đề này.

Thứ năm, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của ngân hàng thương mại.

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

Có biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng, bao gồm :

Về cơ chế chính sách : ban hành hệ thống cơ chế, quy chế, tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ, tự chiu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các dư án cho vay, hạn chế đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái pháp luật đối với quyền quyết định các khoản vay của các tổ chức tín dụng, mặt khác các tổ chức tín dụng phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, sử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Thứ sáu, thực hiện chính sách lãi suất một cách hợp lý.

Lãi suất đóng vai trò như một đòn bẩy kinh tế cực kỳ lợi hại có ảnh hưởng trực tiếp đếm kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và quan trọng hơn là công cụ điều hành hệ thông ngân hàng cực kỳ nhạy bén của Nhà nước.

Việc cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại là một điều kiện tất yếu trong cơ chế thị trường. Vì vậy có thể khơi thông được hoạt động tín dụng, để có thể kích được nhu cầu tiêu dùng, ngân hàng Nhà nước không nên áp dụng mức lãi suất bằng cho các ngân hàng thương mại như hiện nay nữa mà nên để các ngân hàng thương mại tự xác định mức lãi suất cho riêng mình. Nếu ngân hàng huy động được vốn đầu vào thấp thì cho vay ra thấp và ngược lại, ở đây ngân hàng Nhà nước chỉ nên quy định mức lãi suất trên thị trường không được thấp hơn một tỷ lệ nào đó so với mức lãi suất trần nhằm đảm bảo sự cạnh tranh hợp lý giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó ngân hàng Nhà nước không nên đánh đồng tất cả các đối tượng vay vốn mà buộc các ngân hàng thương mại phải cho vay dựa trên mức lãi suất trần bởi vì thị trường

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

tín dụng cũng như các thị trường khác đều có nhiều phân khúc, do đó lãi suất phải tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng.

Hiện nay ngân hàng Nhà nước chỉ còn quản lý trần lãi suất (đầu ra) với mục đích bảo vệ người vay, tuy lãi suất đầu vào thả lỏng nhưng các ngân hàng thương mại phải chịu sức ép rất lớn, không có khả năng tự giải hoà, cho nên thực chất lãi suất vẫn chưa đảm bảo hài hoà được lợi ích của cả ba phía : người vay, người gửi và ngân hàng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng tiêu dùng. Vì vậy bên cạnh việc quy định phần lãi suất tối đa nhằm bảo vệ người sản xuất, ngân hàng Nhà nước nên chăng cũng cần có biện pháp nào đó để xử lý vấn đề đầu vào và chênh lệch cho ngân hàng thương mại.

Trong điều kiện hiện nay vẫn còn cần sự quản lý của ngân hàng Nhà nước về lãi suất nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng được diễn ra lành mạnh. Về lâu dài khi Việt Nam đã hội đủ các điều kiện về thị trường liên ngành ngân hàng, thị trường mở thì Nhà nước có thể áp dụng lãi suất tự do như các nước trong khối ASEAN, hãy để cho thị trường quyết định là mức lãi suất cao hay thấp tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu tín dụng và ngân hàng Nhà nước chỉ nên quản lý một mức biên độ chênh lệch hợp lý giữa lãi suất đầu vào và lãi suất bình quân.

Thứ bảy, thực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng.

Áp dụng công nghệ vào tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng và triển khai mạnh mẽ trong toàn hệ thống ngân hàng trong cả nước. Hoàn thiện toàn mô hình tổ chức,nâng cao năng lực tổ chức, quản trị điều hành của hệ thống ngân hàng.

- Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế và những thông tin cần thiết chohoạt động ngân hàng.

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

- Việc ban hành chính sách, qui chế của ngành ngân hàng phải đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w