Kiến nghị đối với Ngân hàng Đông Á Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 73)

CHI NHÁNH HÀ NỘI.

3.3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng Đông Á Việt Nam.

Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mà điển hình là sự kiện Việt Nam ra nhập WTO. Mọi doanh nghiệp nói chung và chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội nói riêng đứng trước những cơ hội mới, nhưng cũng không ít thách thức đặt ra. Chính vì vậy, Hội sở ngân hàng Đông Á Việt Nam cần có những sự quan tâm đặc biệt đến những chi nhánh trực thuộc đặc biệt là chi nhánh Hà Nội, một chi nhánh lớn.

Thứ nhất, hỗ trợ chi nhánh mua bán các loại ngoại tệ trên thị trường với giá cạnh tranh so với ngân hàng thương mại, điều này giúp chi nhánh có được sức cạnh tranh tốt và tiềm lực tài chính vững mạnh là tiền đề đi đến các mục tiêu khác.

Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra để từ đó giúp chi nhánh giải quyết những khó khăn vướng mắc về mọi mặt như tài chính, nhân sự,…

Thứ ba, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý thuyết và thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cho các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ tín dụng. Một trong những thế mạnh của ngân hàng Đông Á hơn các ngân hàng khác hiện nay là có đội ngũ nhân viên, cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động. Để phát huy mạnh hơn nữa, ngân hàng Đông Á cần có chính sách đào tạo trình độ cán bộ, đồng thời chú trọng việc gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nghiên cứu tìm cách ứng dụng công nghệ mới mà các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Trong điều kiện máy tính sử dụng rộng rãi và có rất nhiều ưu điểm và là xu thế sử dụng chủ yếu trong tất cả các hoạt động kinh tế vì vậy cần nâng cao trình độ cán bộ về khả năng sử dụng máy tính.

Thư tư, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

Thứ năm, việc triển khai thay đổi các cơ chế tín dụng đảm bảo là những thay đổi về điều kiện tín dụng cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể hơn để đảm bảo các chi nhánh thuận lợi thực hiện.

Thứ sáu, công tác tín dụng : Đề nghị ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lý trong các dự án lớn nhằm đảm bảo khả năng canh tranh. Đồng thời ban hành hệ thống văn bản cụ thể hơn để hướng dẫn việc thực hiện quy trình tín dụng ngắn hạn, vì đã có một số qui định cụ thể về loại hình tín dụng ngắn hạn nhưng chưa cụ thể. Ngân hàng Đông Á nên ra những văn bản cụ thể hơn nữa đối với các loại hình tín dụng ngắn hạn… để giúp cho những cán bộ tín dụng, nhất là những cán bộ mới, nắm bắt công việc nhanh chóng, giúp cán bộ xử lý công việc hàng ngày một cách hiêu quả.

Thứ bảy, phát triển phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ tám, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Cùng với sự hoà mình của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, ngân hàng Đông Á nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng cần phải nỗ lực thật nhiều thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ thế kỷ XXI, thế kỷ của thông tin và khoa học công nghệ. Đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ, trước tiên là phát triển tín dụng ngắn hạn, là một biện pháp để chi nhánh ngân hàng Đông Á mở rộng thị phần hoạt động của mình, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động, tăng thêm lợi nhuận, tạo lập một vị thế vững chắc trong cạnh tranh. Trong xu thế đa năng hoá các hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới, ngân hàng Đông Á cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao dư nợ ngắn hạn lên, đa dạng hoá các hình thức cho vay cua mình, tăng phần doanh Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B

thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tiến tới nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Chi nhánh ngân hàng Đông Á Hà Nội đã có nhiều nỗ lực, cố gắng vượt lên mọi trở ngại, quyết tâm cao độ với việc đặt mục tiêu ổn định an toàn và hiệu quả lên hàng đầu, trở thành đơn vị kinh doanh đạt lợi nhuận hàng đầu trong toàn hệ thống ngân hàng Đông Á. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh vẫn còn những vấn đề tồn tại cần giải quyết, đó là thực trạng về chất lượng tín dụng ngắn hạn, thực trạng về quy mô cũng như khả năng cạnh tranh trong cho vay ngắn hạn, đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu của chuyên đề. Sau quá trình nghiên cứu, chuyên đề về cơ bản đã hoàn thành mục đích : lý giải những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và hiệu quả tín dụng ngắn hạn trên cơ sở số liệu và tình hình thực tế, chuyên đề đã khảo sát và tìm ra những tồn tại chủ yếu, từ đó đề xuất và lập luận rõ ràng một số giải pháp khắc phục những vướng mắc này nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội (Trang 71 - 73)