Khái quát về Công ty tài chính dầu khí 1 Sơ lược quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (Trang 27 - 29)

- Các chỉ tiêu gián tiếp

2.1. Khái quát về Công ty tài chính dầu khí 1 Sơ lược quá trình phát triển

2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển

Trong những năm đầu thế kỷ XX, Công ty Tài chính được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóa một số hoạt động của Ngân hàng nhằm khắc phục và hạn chế những khiếm khuyết của các NHTM, đa dạng hóa các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình đổi mới tài chính đã làm cho các Tổ chức tài chính phi ngân hàng trở nên quan trọng hơn nhiều, cạnh

tranh trực tiếp với ngân hàng trong các lĩnh vực dịch vụ tương tự như hoạt động của ngân hàng.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng các tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, trong mô hình tổ chức hoạt động của nó có: "công ty tài chính" để đảm đương chức năng tạo lập và phát triển vốn cho Tổng công ty.

Các tổng công ty dệt may, cao su, công nghiệp tầu thủy, bưu điện và dầu khí lần lượt ra đời và đi vào hoạt động công ty tài chính của mình, là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức và hoạt động của các công ty này tuân theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty (công ty mẹ) và quyết định số 104/QĐ-NHNN ngày 21/05/1996 về việc ban hành điều lệ mẫu công ty tài chính trong Tổng công ty.

Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh doanh là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là bước phát triển cao hơn của Tập đoàn kinh doanh, làm tăng hiệu quả huy động vốn cho Tập đoàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Tập đoàn và phát huy triệt để sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường tài chính.

Xuất phát từ ý tưởng đó, mô hình Công ty tài chính trong Tổng công ty được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX và của Công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào năm 1998, đến năm 2000 - Công ty tài chính Nhà nước cuối cùng được thành lập là PVFC - hình thành nhóm các công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước gồm 5 Công ty có vốn điều lệ 305 tỷ VNĐ là: Công ty tài chính Dệt may, Công ty tài chính Cao su thuộc Tổng công ty Cao su, Công ty Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Công ty Tài chính Tàu thủy thuộc Tổng công ty Tàu thủy.

Các Công ty Tài Chính được Tổng Công ty cấp vốn ban đầu, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Công ty Tài Chính chịu sự

quản lý về hành chính của Tổng Công ty và sự quản lý về nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

Sự hình thành của PVFC

Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) được thành lập theo chủ trương của Chính phủ với mục đích xây dựng các Tổng công ty mạnh trở thành các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam, với chức năng chính là thu xếp và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam). PVFC ra đời là tất yếu trong quá trình xây dựng Petro Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí với nền tài chính vững bền.

Các dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của PVFC:

Ngày 16/6/2000: Hội Đồng Quản Trị Petro VietNam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập PVFC.

Ngày 30/9/2000: PVFC chính thức đặt trụ sở đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.

Ngày 12/10/2000: HĐQT Petro Việt Nam ký quyết định số 4098/QĐ- HĐQT phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của PVFC.

Ngày 25/10/2000: Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 12/GP- NHNN cho phép PVFC hoạt động và phê chuẩn điều lệ hoạt động của PVFC.

Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động của PVFC.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w