Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ (Trang 62 - 66)

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN, GIAI ĐOẠN 2003-2005

4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.

4.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động.

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005

Tổng dư nợ Tr.đg 263.700 337.803 426.324

Tổng vốn huy động Tr.đg 99.678 123.269 214.848

Tổng dư nợ / Vốn huy động lần 2,6 2,74 1,98

(Nguồn: Phịng Kế tốn EIB Cần Thơ.)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay qúa nhỏ đều khơng tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn khơng hiệu quả.

Qua 3 năm ta thấy, tình hình nguồn vốn mà cụ thể là vốn huy động tại chỗ tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2003, bình quân 2,6 đồng dư nợ mới cĩ 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2004 tăng lên, cứ 2,74 đồng đồng dư nợ thì cĩ sự đĩng gĩp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2005 thì tỷ lệ này giảm xuống, 1,98 đồng dư nợ thì cĩ 1 đồng vốn huy động.

Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng được nhiều vốn huy động để cho vay thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất. Nhận xét qua 3 năm thì ta thấy nguồn vốn huy động khơng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và các doanh nghiệp, buộc Chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, mà thường thì lãi suất điều chuyển sẽ cao hơn lãi suất huy động vốn từ nền kinh tế nên việc chêch lệch lãi suất sẽ khơng cao. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hĩa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.

4.2. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Bảng 26: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua 3 năm.

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005

Nợ quá hạn Tr.đg 12.379 8.785 5.449

Dư nợ Tr.đg 263.700 337.803 426.324

NQH / Tổng dư nợ % 4,69 2,6 1,28

(Nguồn: Phịng Kế tốn EIB Cần Thơ.)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Như đã phân tích trên thì tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống, năm 2003 là 4,69%, năm 2004 là 2,6% và năm 2005 là 1,28%. Từ đĩ cho ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả. Cơng tác tín dụng cho vay là hoạt động mạnh nhất của EIB Cần Thơ, trong đĩ tín dụng ngắn

hạn đạt chất lượng cao hơn. Qua các năm ta thấy nợ quá hạn giảm do Chi nhánh cĩ khả năng thu hồi qua phát mãi tài sản thế chấp. Trong khi tình hình kinh tế - chính trị phức tạp, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị áp lực từ nhiều phía, mơi trường đầu tư tín dụng là khá nhiều rủi ro tiềm ẩn, trước hồn cảnh đĩ mà EIB Cần Thơ giảm được tỷ lệ nợ quá hạn cịn 1,28% cĩ thể nĩi là sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của Ngân hàng. Trong những năm tới, đi đơi với việc thu hồi nợ tồn đọng thì Ngân hàng phải tiến hành thẩm định kỹ hơn các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn như tư vấn, tham gia đầu tư trực tiếp vào các dự án, vừa tăng lợi nhuận cho Chi nhánh vừa đảm bảo chất lượng tín dụng đạt hiệu quả . 4.3. Vịng quay vốn tín dụng.

Bảng 27: Bảng vịng quay tín dụng qua 3 năm.

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005

Doanh số thu nợ Tr.đg 829.825 874.050 1.058.817 Dư nợ bình quân Tr.đg 230.050 300.751,5 382.063,5

D.số thu nợ / Dư nợ BQ Lần 3,6 2,9 2,8

(Nguồn: Phịng Kế tốn EIB Cần Thơ.)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nĩ. Đồng vốn quay vịng càng nhanh càng cĩ hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung, vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua cĩ sự sụt giảm, năm 2003 là 3,6 lần, năm 2004 là 2,9 lần và năm 2005 là 2,8 lần. Vịng quay tín dụng giảm qua các năm do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân khơng đều nhau. Đây là những tỷ số tương đối tốt, nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện ngày càng hiệu quả cơng tác thu hồi nợ, đồng vốn được đẩy vào chu kỳ sinh lợi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải cĩ biện pháp nhằm làm vịng quay vốn tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lưọi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.

4.4. Hệ số thu hồi nợ.

Bảng 28: Hệ số thu hồi nợ qua 3 năm.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh số thu nợ Tr.đg 829.825 874.050 1.025.817 Doanh số cho vay Tr.đg 897.125 921.153 1.147.338

Hệ số thu nợ % 92,5 92,0 92,3

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, cơng tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao.

Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm biến động khơng ổn định nhưng hệ số thu hồi nợ là khá cao, chứng tỏ cơng tác thu hồi nợ của Chi nhánh là khá tốt. Năm 2003 là 92,5%, năm 2004 là 91,83%, sang năm 2005 là 97,83%, tăng 6% so với năm 2004. Điều này giúp ta giúp ta cĩ thể nhận định rằng cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng cĩ cơ sở vững chắc để tiếp tục vồn tại và phát triển.

*** Nhận xét chung:

Qua phân tích tình hình sử dụng vốn ta thấy Ngân hàng sử dụng vốn chủ yếu vào việc cho vay đối với các thành phần kinh tế theo các kỳ hạn. Đi đơi với cơng tác huy động vốn thì hoạt động tín dụng đang là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn ngày càng cĩ những chuyển biến tích cực: doanh số cho vay và dư nợ cùng doanh số thu nợ tăng đồng thời nợ quá hạn lại giảm mạnh, điều này thể hiện chất lượng tín dụng được nâng cao, đặc biệt năm 2005 là bước chuyển thực sự trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thay vì các doanh nghiệp ngồi quốc doanh như trước đây, thị trường khách hàng mà Ngân hàng chú trọng là cá nhân và các doanh nghiệp ngồi quốc doanh vừa và nhỏ. Đây là những đối tượng rất cĩ tiềm năng ở hiện tại và tương lai bởi sự phát triển cả về số lượng cũng như hiệu quả kinh doanh của chúng. Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng trên 94% tổng doanh số cho vay ,vì với cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng cĩ thể kiểm sốt được rủi ro và quay đồng vốn nhanh, trong khi cho vay trung dài hạn chưa được Ngân hàng quan tâm nhiều. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng cho vay trung dài hạn kết hợp với cơng tác thẩm định chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao.

Trong những năm tới, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, nhu cầu vốn để tiêu dùng, mở rộng sản xuất cũng như tăng năng lực sản xuất để đủ sức cạnh tranh với hàng hố nước ngồi của các doanh nghiệp là rất cấp thiết, Ngân hàng cần chủ động vốn chủ yếu từ huy động tại chỗ và một phần nhận vốn điều chuyển từ Hội sở để đáp ứng đầy đủ kịp thời cho khách hàng. Đây khơng

những sẽ tạo lợi nhuận cho Ngân hàng mà cịn gĩp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực và cả nước phát triển.

------

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w