II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN.
1. Thực hiện chiến lược khách hàng:
- Khi thực hiện quy trình cho vay, cán bộ tín dụng cần phải xem xét số lượng khách hàng cĩ nhu cầu vay vốn, cơ cấu về quy mơ địa bàn để nắm được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
- Đối với khách hàng truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng những chính sách ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí, giá thành sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể (đây là đối tượng mục tiêu của Ngân hàng trong dài hạn), việc cho vay đều thực hiện dựa trên tài sản thế chấp, tuy nhiên Ngân hàng khơng nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu xem xét mục đích vay cĩ mang lại hiệu quả thiết thực và cĩ khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay. Qua 3 năm 2003-2005, thành phần kinh tế này chủ yếu là vay ngắn hạn, Ngân hàng cần
đầu tư hơn để cho vay trung dài hạn mặc dù rủi ro nhiều nhưng lợi nhuận đem lại sẽ lớn hơn.
- Tăng cường thơng tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp và những sai phậm để cĩ thể sàng lọc khách hàng nhằm phịng ngừa rủi ro.
- Luơn tìm hiểu và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của hộ vay nhằm đánh giá đúng tiến độ thực hiện các phương án vay vốn
- Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khĩ khăn, làm ăn thua lỗ thì Ngân hàng nên tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khĩ khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này giúp Ngân hàng tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ dàng hơn.