4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Tổng công ty Đường sông miền Bắc
3.1. Cần thay đổi tư duy quản lý đối với các công ty con, từ chỗ bằng mệnh
mệnh lệnh trực tiếp sang gián tiếp thông qua người đại diện phần vốn
Nhằm chuyển đổi tổ chức và tăng tính hiệu quả hơn nữa trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/2006/QĐ - TTg, ngày 24 tháng 4 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi TCT HCVN sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Đây là một quyết định hết sức quan trọng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của TCT trên cơ sở liên kết và ràng buộc về kinh tế, tăng tính độc lập của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự đầu tư phần vốn của Công ty mẹ vào công ty con sẽ nâng cao vai trò của Công ty mẹ – TCT Đường sông miền Bắc đối với hoạt động và sự phát triển của các công ty con – công ty thành viên. Có thể nói, chuyển đổi sang mô hình mới này là chuyển đổi một cách căn bản phương thức tổ chức quản lý, dẫn đến sự thay đổi về bản chất mối quan hệ giữa Tổng công ty - Công ty mẹ với các công ty thành viên. Hoạt động của Công ty mẹ sẽ dựa trên cơ sở “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ – TCT Đường sông miền Bắc” do Chính phủ phê duyệt và ban hành. Để mô hình Công ty mẹ hoạt động hiệu quả, bộ máy lãnh đạo (các phòng ban chuyên môn) cần thay đổi về tư duy quản lý đối với các công ty con, từ chỗ bằng mệnh lệnh hành chính trực tiếp chuyển sang gián tiếp thông qua người đại diện phần vốn của mình. Hiện tại trong TCT vẫn giữ thói quen điều hành bằng mệnh lệnh hành chính trong quan hệ giữa công ty mẹ -
công ty con. Nhiều người đã tỏ ra e ngại vì điều này dẫn đến sự hình thức trong công việc chuyển đổi này.
Trước mắt, hoạt động của Công ty mẹ sẽ tập trung vào một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tạo điều kiện thúc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại các công ty con. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư vốn vào các lĩnh vực hiệu quả tại các doanh nghiệp khác, đảm bảo sự liên kết về vốn để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của Công ty mẹ và các công ty con.
Tập trung đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Công ty mẹ phải là đầu mối phát triển, áp dụng công nghệ mới và hướng tới quản lý thống nhất công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm của các công ty con.
Xác định thương hiệu, nhất là các thương hiệu nổi tiếng của các công ty con để tập trung đầu tư, tiếp thị, tăng cường khả năng cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước.
Đảm bảo sự chỉ đạo, định hướng công tác thị trường của toàn Tổng Công ty, nhất là đối với các sản phẩm hoặc nguyên liệu cùng loại trên cơ sở sự đồng thuận của các đơn vị sản xuất.
Để hoàn thiện mô hình Công ty mẹ – Công ty con, đến hết năm 2006, Tổng công ty phải chỉ đạo cho các đơn vị thành viên tiến hành các thủ tục chuyển đổi: Công ty mẹ cần được chuyển đổi tổ chức, sắp xếp lại văn phòng Tổng công ty, xây dựng điều lệ và xây dựng quy chế tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chuyển từ hạch toán độc lập sang hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ đối với các công ty con; Chuyển đổi các công ty 100% vốn của nhà nước sang công ty TNHH nhà nước một thành viên.
Có thể nói, việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con là một mốc chuyển đổi quan trọng trong sự phát triển đi lên của TCT. Tuy nhiên, còn không ít những thách thức và khó khăn trước mắt, điều đó đòi hỏi hơn bao giờ hết, tập thể cán bộ công nhân viên trong TCT phải đoàn kết, nhất trí, phát huy tính dân chủ và sáng tạo trong công việc, hết lòng vì sự nghiệp phát triển chung.
Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động về nhu cầu phải đổi mới phương thức tổ chức quản lý và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường; bản chất và cơ chế vận hành của mô hình Công ty mẹ - Công ty con; vị trí, vai trò của Công ty mẹ và của các Công ty con đối với sự phát triển bền vững của toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.
Rà soát, sắp xếp, kiện toàn về tổ chức, cán bộ của Công ty mẹ phù hợp với vị thế mới, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân trong đơn vị nhằm đảm bảo chức năng nhiệm vụ vừa là cơ quan quản lý cấp trên vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tham mưu và điều hành của cơ quan.
Tổ chức xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ trên cơ sở những quy định của pháp luật và được cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm của đơn vị; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các Quy chế, quy định cụ thể tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành, đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Khẩn trương hoàn thành việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc theo Quyết định của Bộ GTVT. Những đơn vị có khó khăn vướng mắc về tài chính phải sớm có giải pháp khắc phục, trường hợp không cổ phần hoá được phải giải
trình rõ lý do và đề xuất, thực hiện các hình thức sắp xếp khác phù hợp với tình hình đặc điểm của từng đơn vị.
3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Không sắp xếp, cổ phần hoá xong thì chưa nói đến công ty mẹ - công ty con. Do đó muốn hoàn thiện bộ máy quản lý thì cẩn đẩy mạnh công tác cổ phần hoá bằng việc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cổ phần hoá. Có như vậy các đơn vị thành viên của tổng công ty khi trở thành các công ty con mới đảm bảo được tính độc lập về mặt hành chính và chỉ chịu sự chi phối từ công ty mẹ thông qua công cụ điều tiết bằng vốn một cách triệt để.
Rà soát, xem xét đối với các doanh nghiệp thành viên thuộc danh mục Nhà nước giữ 100% vốn theo Quyết định số 102/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ (kể cả các đơn vị đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên) theo hướng thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc danh mục này trong năm tới.
Xây dựng, báo cáo Bộ kế hoạch và Bộ GTVT bán bớt hoặc bán hết phần vốn Nhà nước tại các đơn vị đã cổ phần hoá mà xét thấy không cần thiết phải nắm giữ cổ phần, cổ phần chi phối nhằm thực hiện cơ cấu hợp lý vốn đầu tư vào các công ty con, giảm bớt số đầu mối có qui mô nhỏ, hoạt động cùng ngành nghề, cùng địa bàn. Việc giảm tỷ lệ phần vốn nhà nước có thể được thực hiện thông qua hình thức giữ nguyên phần vốn Nhà nước và tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Tổ chức theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các công ty cổ phần hoá, phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường để có giải pháp xử lý phù hợp, bảo đảm ý nghĩa, mục tiêu của công tác cổ phần hoá.