4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Tổng công ty Đường sông miền Bắc
3.3. Chấn chỉnh công tác tổ chức quản lý phần vốn của Tổng công ty tạ
các công ty con
Công ty mẹ phải thực hiện hai nhiệm vụ chính là kinh doanh trực tiếp và đầu tư tài chính vào công ty con để từ đó chi phối hoạt động của các công ty con thông qua phần vốn góp đó của mình. Như vậy vốn của công ty mẹ sẽ được thực hiện theo cơ chế đầu tư vào các công ty con. Do đó, các công ty con sẽ không còn "cơ hội" dựa dẫm, ỷ lại vào công ty mẹ mà sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.
Muốn đầu tư tài chính phải có tiền, có vốn nhưng thứ nhất đơn vị khó khăn là thiếu vốn. Thứ hai phải kinh doanh trực tiếp. Thứ ba là làm thế nào để trong hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty mẹ - công ty con không bị dẫm chân lên nhau, vô hiệu háo nhau, tạo nên sức mạnh. Hơn nữa, bây giờ tổ chức lại văn phòng TCT mẹ thì phải giảm biên chế…
Rà soát lại toàn bộ danh sách, tổ chức đánh giá năng lực, hiệu quả quản lý của những người được cử làm người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các công ty con khác để điều chỉnh kịp thời.
+ Kiên quyết xoá bỏ tình trạng cử người mang tính hình thức: cử những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định của Nhà nước hoặc không đủ năng lực; cử nhiều người mà không có người được chỉ định chịu trách nhiệm chính; cử những cán bộ, lãnh đạo quản lý, đặc biệt là các thành viên trong HĐQT, Ban Tổng giám đốc để kiêm nhiệm các chức danh quản lý, điều hành chủ chốt tại các doanh nghiệp có vốn góp của TCT.
+ Chọn, cử những cán bộ có đủ điều kiện, năng lực, tiêu chuẩn làm người đại diện quản lý phần vốn chi phối của TCT tại các doanh nghiệp khác; ưu tiên chọn cử những cán bộ đã, đang trực tiếp quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp
có phần vốn chi phối của TCT. Những cán bộ này làm việc theo chế độ chuyên trách, gắn trách nhiệm, quyền lợi của họ với hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của TCT mà họ được giao quản lý và với kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty con.
+ Trường hợp TCT nắm ít cổ phần, vốn góp ở các công ty con mà không cử người đại diện phần vốn của mình tại các công ty đó thì phải tổ chức theo dõi số vốn đã đầu tư, số lợi tức được chia từ phần vốn này và phân công người thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư của TCT.
Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện phần vốn của TCT tại các doanh nghiệp khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước; trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của người đại diện phần vốn của TCT tại các doanh nghiệp này; xác định rõ mối quan hệ trách nhiệm của người đại diện phần vốn với HĐQT, Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng của Tổng công ty.