Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 35 - 39)

c) Kết quả kinh doanh của công ty và đóng góp vào ngân sách của công ty qua các năm

2.2.1.2.Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2008, 2009 và 2010

( Đvt: 1.000 đồng )

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. Nợ phải trả 34.152.182 43,76 79.591.865 61,03 63.840.486 54,36

2. Vốn chủ sở hữu 43.895.076 56,24 50.829.413 38,97 53.601.806 45,64

Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy được sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của công ty như sau:

Năm 2008 tổng nguồn vốn của công ty là 78.047.258.000 đồng, trong

đó vốn chủ sở hữu 43.895.076.000 đồng, chiếm 56,24%, còn nợ phải trả 34.152.182.000 đồng, chiếm 43,76%. Như vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2008 diễn ra bình thường thì công ty đã đi vay với số tiền là 34.152.182.000 đồng, đồng thời cùng với nguồn vốn tự có cùng với việc huy động vốn từ bên ngoài tốt làm cho hoạt động của công ty hoạt động tốt hơn Như vậy trong năm công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu.

Năm 2009 tổng nguồn vốn là 130.421.278.000 đồng, tăng hơn so

với năm 2008, cụ thể: vốn chủ sở hữu 50.829.413.000 đồng, chiếm 38,97%, còn nợ phải trả 79.591.865.000 đồng, chiếm 61,03%. Như vậy trong năm 2009 công ty đã có sự thay đổi nguồn vốn, cụ thể: công ty đã tăng cả hai nguồn vốn đó là nguồn nợ phải trả cùng với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó việc tăng mạnh các khoản nợ phải trả chính là nguyên nhân chính làm cho tổng nguồn vốn của năm 2009 tăng mạnh.

Năm 2010, công ty cũng có sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn so với hai

năm trước, cụ thể: tổng nguồn vốn của công ty 117.442.292.000 đồng, trong đó Nợ phải trả chiếm 63.840.486.000 đồng đạt 54,36%, vốn chủ sở hữu chiếm 53.601.806.000 đồng, đạt 45,64%. Như vậy qua năm 2010 công ty thay đổi cơ cấu nguồn vốn bằng cách giảm các khoản nợ phải trả xuống đồng thời tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên so với năm 2009, tuy nhiên việc tăng nguồn vốn thấp hơn so với việc giảm nợ phải trả nên nguồn vốn của năm 2010 vẫn thấp hơn so với năm 2009.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cho chúng ta thấy được kết quả sự thay đổi về quy mô nguồn vốn của Công ty qua các năm.

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính. Như vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta cần xem xét và phân tích các chỉ tiêu sau:

2.2.2.1. Hiệu suất sử dụng tổng vốn

Bảng 2.5. Hiệu suất sử dụng tổng vốn của Công ty trong 3 năm 2008, 2009 và 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch năm 2009 so với 2008 Chênh lệch năm 2010 so với 2009 ± % ± % 1. DTT 1000Đ 951.735.000 762.454.712 920.956.851 -189.280.288 -19,89 158.502.139 20,79 2. Tổng vốn BQ 1000Đ 143.609.024 133.083.659 123.931.785 -10.525.365 -7,33 -9.151.874 -6,88 3. HSSD tổng vốn Lần 6,63 5,73 7,43 -0,9 -13,57 1,7 29,67

Qua bảng phân tích trên ta thấy, hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm không đều nhau, trong đó hiệu suất sử dụng vốn của năm 2009 giảm so với năm 2008 và năm 2010, tuy HSSD năm 2009 có giảm so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 lại tăng mạnh lên đó là biểu hiện tốt, cụ thể như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn của năm 2009 là 5,73 lần, tức giảm 0,9 lần so với năm 2008 ( năm 2008 đạt 6,63 lần ) tương ứng với mức giảm 13,57%, sở dĩ nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2009 giảm là do doanh thu thuần và tổng vốn bình quân đều giảm so với năm 2008, doanh thu thuần giảm 189.280.288.000 đồng tương ứng giảm 19,89% còn tổng vốn bình quân giảm 10.525.365.000 đồng tương ứng giảm 7,33%, điều nay chứng tỏ năm 2008 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 6,63 đồng doanh thu, còn năm 2009 cứ môt đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 5,73 đồng doanh thu. Sang năm 2010 hiệu suất sử dụng đạt 7,43 lần tăng 1,7 lần so với năm 2009 tức tăng 29,67% điều này chứng tỏ trong năm 2010 công ty đã quản lý nguồn vốn rất tốt nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng. Sở dĩ hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng mạnh là do tốc độ tăng doanh thu năm 2010 cao, trong khi đó tổng vốn bình quân lại giảm đó là hai nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng cao, cụ thể: doanh thu thuần tăng 158.502.139.000 đồng tương ứng tăng 20,79% còn tổng vốn bình quân giảm 9.151.874.000 đồng tương ứng giảm 6,88% so với năm 2009, nghĩa là năm 2010 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 7,43 đồng doanh thu còn năm 2009 chỉ mang về được có 5,73 đồng doanh thu.

Qua phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm 2008,2009 và 2010 cho chúng ta thấy được: năm 2009 giảm so với năm 2009, nhưng sang năm 2010 lại tăng cao, chứng tỏ công ty đã có gắng cao trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả và cần được phát huy.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 35 - 39)