Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 47 - 49)

3. Tỷ suất lợi nhuận

2.2.3.2.Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

Bảng 2.9. khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 3 năm 2008, 2009 và 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

Năm 2009/ năm 2008 Năm 2010/năm 2009

1. Vốn chủ sở hữu 1.000đ 43.895.076 50.829.413 53.601.806 6.934.337 2.772.393

2. Vốn cố định 1.000đ 43.895.076 31.756.956 32.553.666 9.404.167 797.110

Qua bảng phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 3 năm qua ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Hầu hết qua các năm cả vốn chủ sở hữu và vốn cố định cũng đều tăng. Trong đó vốn chủ sở chiếm tỉ trọng cao hơn so với vốn cố định, cụ thể: năm 2008, vốn chủ sở hữu chiếm 43.895.076.000 đồng, trong đó vốn cố định là 43.895.076.000 đồng. Năm 2009, nguồn vốn cố định của công ty là 31.756.956.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 50.829.413.000 đồng. Năm 2010, nguồn vốn cố định là 32.553.666.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 53.601.806.000 đồng. Đối với nguồn vốn cố định năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 9.404.167.000 đồng, năm 2010 tăng 797.110.000 đồng so với năm 2009. Đối với vốn chủ sở hữu thì cũng tăng qua từng năm, trong đó năm 2009 tăng 6.934.337.000 đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 2.772.393.000 đồng so với năm 2009. Như vậy ta nhận thấy được vốn chủ sở hữu cao hơn so với vốn cố định nên công ty vẫn đảm bảo được vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, một lần nữa cho thấy Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả cho nên khả năng đảm bảo về mặt tài chính cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 47 - 49)