Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 60 - 65)

3. Tỷ suất lợi nhuận

2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu dưới đây:

* Tốc độ luân chuyển vốn:

Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân 360

Số ngày 1 vòng quay VLĐ =

Số vòng quay vốn lưu động

Trong đó: Số đầu năm + Số cuối năm Vốn lưu động bình quân =

2

Bảng 2.15. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/2009 ± % ± % 1. DTT 1000đ 951.735.000 762.454.712 920.956.851 -189.280.288 -19,89 158.502.139 20,79 2. VLĐ BQ 1000đ 95.720.454 77.179.596 91.776.474 -18.540.858 -19,37 14.596.878 18,91 3. Số vòng quay VLĐ Vòng 9,94 9,88 10,03 -0,06 -0,6 0,15 1,52 4. Số ngày một vòng quay VLĐ ngày 36,22 36,44 35,89 0,22 0,61 -0,55 -1,51

Qua bảng phân tích trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

Năm 2008, số vòng quay vốn lưu động là 9,94 vòng, điều này cho thấy cứ một đồng vốn lưu động kinh doanh sau một năm sẽ mang về 9,94 đồng, cũng có nghĩa trong một năm vốn lưu động quay được 9,94 vòng; bên cạch đó năm 2008 số ngày một vòng quay đạt 36,22 ngày, có nghĩa là một vòng quay cần mất 36,22 ngày.

Năm 2009, Số vòng quay vốn lưu động giảm xuống thì làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động sẽ tăng lên, điều này được chứng tỏ khi năm 2009 số vòng quay vốn lưu động giảm xuống so với năm 2008 là 0,06 vòng, tương ứng với mức giảm 0,6 phần trăm. Từ đó làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động lại tăng lên, cụ thể: tăng 0,22 ngày, tương ứng tăng 0,61%. Nguyên nhân làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm là do doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân đều giảm hơn so với năm 2008 ( trong đó: doanh thu thuần giảm 189.280.288.000 đồng, tương ứng với mức giảm 19,89%, còn vốn cố định bình quân cũng giảm hơn so với năm 2008 là 18.540.858.000 đồng, tương ứng với mức giảm 19,37%.)

Năm 2010, số vòng quay vốn lưu động đạt 10,03 lần tức tăng lên so với năm 2009 ( tăng 0,15 vòng, tương ứng tức 1,52%), do số vòng quay vốn lưu động tăng lên nó làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn có 35,89 ngày ( tức giảm 0,55 lần, tương ứng giảm 1,51% so với năm 2009). Như vậy, qua năm 2010 tốc độ luân chuyển cũng như số ngày một vòng quay vốn lưu động đã có dấu hiệu tốt là nhờ sự nỗ lực của công ty và công ty cần phải phát huy nó hơn nữa trong thời gian tới.

Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm 2008, 2009 và 2010

Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/ 2009 ± % ± % 1. LNST 1000đ 17.193.000 13.990.983 7.117.085 -3.202.017 -18,62 -6.873.898 -49,13 2. VLĐ BQ 1000đ 95.720.454 77.179.596 91.776.474 -18.540.858 -19,37 14.596.878 18,91 3. SSL của VLĐ % 17,96 18,13 7,75 0,17 0,95 -10,38 -57,25

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy được sức sinh lời của vốn lưu động năm 2009 tăng lên so với năm 2008, nhưng mức tăng vẫn không đáng kể và sang năm 2010 sức sinh lời của vốn lưu động lại giảm mạnh, cụ thể:

Năm 2008, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 17,96%, tức cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh sẽ mang về 17,96 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2009, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 18,13%, tức cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh sẽ mang lại được 18,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sức sinh lời vốn lưu động năm 2009 tăng hơn so với năm 2008, cụ thể; tăng 0,17 đồng, tương ướng với mức tăng 0,95% ( nguyên nhân sức sinh lời tăng hơn so với năm 2008 là do lợi nhuận sau thuế cũng như vốn cố định bình quân giảm đi, cụ thể: lợi nhuận sau thuế giảm 3.202.017.000 đồng, tương ứng mức giảm 18,62%, còn đối với vốn lưu động bình quân giảm 18.540.858.000 đồng, tương ứng mức giảm 19,37%).

Năm 2010, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 7,75%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh sẽ mang về 7,75 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 10,38 đồng so với năm 2009, tương ứng mức giảm 57,25%. Như vậy sức sinh lời năm 2010 giảm mạnh so với 2 năm trước mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc sức sinh lời vốn lưu động giảm mạnh là do lợi nhuận sau thuế năm 2010 giảm mạnh so với 2 năm trước đó, cụ thể: năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 7.117.085.000 đồng, giảm 6.873.898.000 đồng so với năm 2009, tương ứng với giảm 49,13% ( năm 2009 đạt 13.990.983.000 đồng ).

Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy Công ty hoạt động không đạt hiệu suất và hiệu quả cao. Do lợi nhuận trong hoạt động xây lắp và kinh doanh vật tư được mở rộng không cao, nhưng vì thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề để tránh rủi ro. Thế cho nên, Công ty cần phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w