Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 1 Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 56 - 59)

3. Tỷ suất lợi nhuận

2.2.4.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 1 Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty

2.2.4.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty

Bảng 1.13. kết cầu vốn lưu động qua 3 năm 2008 2009 và 2010

(Đvt : 1000 đồng)

Vốn lưu động Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Tiền 3.066.983 5,5 3.834.433 3,89 10.449.705 12,31 2. Các khoản phải thu 41.151.094 73,89 55.026.980 55,77 55.184.405 65,01 3. Hàng tồn kho 10.679.192 19,18 36.858.678 37,36 18.655.326 21,98 4. Tài sản ngắn hạn khác 797.600 1,43 2.944.231 2,98 599.190 0,7 Tổng 55.694.869 100 98.664.322 100 84.888.626 100

Qua bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Vốn bằng tiền: giá trị của tiền qua 3 năm đều tăng lên, nhưng xét trên từng năm thì lượng tiền có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2008, giá trị tiền 3.066.983.000 đồng chiếm tỉ trọng 5,5% trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ vốn bằng tiền chiếm tỉ trong còn thấp trong tổng vốn lưu động. sang năm 2009 thì vốn bằng tiền đạt 3.834.433.000 đồng chiếm tỉ trọng 3,89% trong tổng vốn lưu động, cho thấy công ty tích trữ lượng tiền thấp nhằm trách tình trạng vốn không sinh lợi nhiệu mà còn tránh tình trạng đồng tiền mất giá. Năm 2010, vốn bằng tiền đạt 10.449.705.000 đồng, tương đương với chiếm tỉ trọng 12,31% trong tổng vốn lưu động. Ở năm 2010 này cho ta thấy lượng vốn bằng tiền của công ty lại cao hơn so với hai năm trước, chứng tỏ vốn bằng tiền có xu hướng tăng điều này không tốt do Công ty đã dự trữ một số lượng tiền khá lớn không đưa vào sản xuất kinh doanh để nhằm tăng lợi nhuận. Ở một khía cạnh khác, vốn bằng tiền tăng cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty được đảm bảo nhất là khả năng thanh toán bằng tiền, bên cạnh đó công ty

dự trữ một lượng tiền đủ lớn để mua hàng được hưởng chiết khấu, tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, đề phòng rủi ro…

Khoản phải thu:

Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu. Năm 2008, khoản phải thu là 41.151.094.000 đồng, chiếm tỉ trọng 73,89% trong tổng vốn lưu động. Năm 2009, các khoản phải thu là 55.026.980.000 đồng, chiếm tỉ trọng 55,77% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010, khoản phải thu là 55.184.405.000 đồng, chiểm tỉ trọng 12,31% trong tổng vốn lưu động. Như vậy qua 3 năm ta thấy được khoản phải thu qua các năm còn ở mức cao, mặc dù năm 2009 có thấp hơn năm 2008 nhưng sag năm 2010 lại tăng lên, điều này cho thấy các nhà quản trị của Công ty chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Khoản phải thu tăng chứng tỏ mức độ rủi ro trong thu hồi nợ của Công ty cao làm cho các khoản dự phòng của Công ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng cũng đồng nghĩa với việc Công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh. Do đó, Công ty nên hạn chế mở rộng hợp tác kinh doanh và có biện pháp thích hợp để thu hồi vốn mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài. Nhưng mức tăng các khoản phải thu không cao lắm, Công ty có thể kiểm soát được.

Hàng tồn kho:

Năm 2008, hàng tồn kho của công ty là 10.679.192.000 đồng chiếm tỉ trọng 19,18% trong tổng vốn lưu động. Năm 2009, hàng tồn kho của công ty là 36.858.678.000 đồng, chiếm tỉ trọng 37,36% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010, hàng tồn kho của công ty là 18.655.326.000 đồng, chiếm tỉ trọng 21,98% trong tổng vốn lưu động. Như vậy, qua 3 năm ta thấy lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại đặc biệt là lượng hàng tồn kho của năm 2009 là tương đối cao, lượng hàng tồn kho cao nó đảm bảo cho công ty nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhưng nếu dữ trữ quá nhiều nó có thể làm cho khả năng thu hồi vốn của công thấp. Nhìn chung công ty cần phải khắc phục tình trạng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, nhanh chóng giải phóng hàm lượng hàng tồn kho, góp phần làm tăng vòng quay vốn để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn khác:

Tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2008, tài sản lưu động là 797.600.000 đồng, chiểm tỷ trọng 1,43% trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2009, tài sản lưu động là 2.944.231.000 đồng, chiếm tỷ trọng 2,98% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010, tài sản lưu động là 599.190.000 đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% trong tổng vốn lưu động của công ty.

Tóm lại, trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động, công ty đã đầu tư nhiều vào hàng tồn kho, lượng tiền tồn quỹ là khá lớn. Công ty cần phải xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị. Sản phẩm bán chạy công ty giảm bớt được chi phí lưu kho, bảo quản… Bên cạnh đó Công ty cần phải xúc tiến nhanh công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho như đưa vào sản xuất và kinh doanh, để góp phần nâng cao vòng quay vốn tăng lợi nhuận cho Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định (Trang 56 - 59)