0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Sự khác biệt giữa các tác phẩm thơ trữ tình hiện đạitrong chương trình lớp 12.

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ TRI THỨC THỂ LOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINHLỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 81 -86 )

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Sự khác biệt giữa các tác phẩm thơ trữ tình hiện đạitrong chương trình lớp 12.

trình lớp 12.

Như chúng tôi đã nhận xét ở trên, các tác phẩm trữ tình được đưa vào chương trình 12 hiện nay tuy số lượng có giảm nhiều so với chương trình hợp nhất năm 2000 nhưng xét về xu hướng thơ lại phong phú hơn. Trong chương trình cũ, các tác phẩm được đưa vào chỉ thuộc giai đoạn từ cách mạng tháng 8/1945 đến 1975, những tác phẩm được tuyển chọn này là tiêu biểu cho thơ thời kì kháng chiến. Ở chương trình

ngữ văn mới đưa thêm tác phẩm sau 1975 (Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo), tác

phẩm này tiêu biểu cho thơ cách tân. Cùng là thơ hiện đại, nhưng mỗi tác phẩm, mỗi nhà thơ có phong cách khác nhau và mỗi giai đoạn văn học lại có đặc trưng riêng về nội dung và hình thức nghệ thuật. Cụ thể sự khác nhau này thể hiện ở các phương diện:

Thơ ca cách mạng thường hay dùng các thể thơ quen thuộc như lục bát (Việt Bắc), thơ bảy chữ (Tây Tiến), năm chữ (Sóng). Các tác phẩm này số lượng chữ trên một

dòng thơ là ổn định. Trong thơ, các nhà thơ thường chú ý đến sự nhịp nhàng của bài

thơ, chú ý đến vần, đặc biệt là Tố Hữu. Trong Việt Bắc các vần thơ kết nối liền mạch

tạo nên sự nhịp nhàng, cân đối:

“Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.”

Còn Đàn ghi ta của Lorca (Thanh thảo) là thơ tự do, ông không chú ý

đến số lượng câu chữ trong dòng thơ, bài thơ và đặc biệt không chú ý đến gieo vần, không viết hoa ở đầu câu, tạo nên một mạch cảm xúc liền mạch:

“những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la-li- la- li- la.”

Ở bài thơ này của Thanh Thảo ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực “đề cao vai trò của cái hỗn độn, phi logic, phi lí luận (…). Về phương pháp sáng tác, các nhà siêu thực đã không ngần ngại gạt bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không tuân theo các quy tắc về cú pháp. Không sử dụng các dấu chấm câu, gạt bỏ mọi nguyên tắc logic của lí tính. Họ đề cao sự liên tưởng cá nhân độc đáo” [42, tr.36].

2.3.3.2. Về ngôn ngữ

Thơ cách mạng là nền thơ hướng về đại chúng nên dù viết với nhiều thể loại, phong cách khác nhau thì ngôn ngữ trong những bài thơ này cũng gần gũi dễ nhớ, dễ thuộc và đặc biệt ý nghĩa của câu chữ thường được bộc lộ một cách trực tiếp. Chẳng hạn như thơ Tố Hữu là một điển hình, trong thơ, Tố Hữu ưa dùng những cách nói của dân tộc, ưa sử dụng chất liệu của ca dao, rất dễ hiểu, dễ nhớ. Điều đó làm thơ cho ông có một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình tình thương mến.

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”

(Việt Bắc)

Giọng đó một phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn của con người xứ Huế. Nhưng nó còn xuất phát từ quan niệm về thơ của Tố Hữu “thơ là chuyện đồng điệu. Nó là tiếng nói của người nào đó đến với người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình(…). Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí”[47,tr.185]. Chính vì thế mà trong thơ Tố Hữu, mọi phương diện của đời sống cách mạng, từ lí tưởng, lẽ sống , đến mối quan hệ giữa người cách mạng với đồng chí, đồng bào và lãnh tụ, tất cả đều trở thành tình thương mến, thành ân nghĩa sâu nặng.

Không chỉ có Tố Hữu, thơ Nguyễn Khoa Điềm ngôn ngữ cũng gần gũi mộc mạc. Sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian. Giọng điệu đầy tâm tình.

“Em ơi em

Hãy nhìn vào rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta”

(Đất nước)

Dường như nhà thơ đang tâm sự, đang đối thoại với thế hệ trẻ về đất nước, một đất nước gần gũi, bình dị, có trong mỗi người Việt Nam.

Trong Đàn Ghita của lorca của Thanh Thảo ngôn ngữ lại đầy biểu tượng, có

nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, với những liên tưởng bất ngờ. Các hình ảnh dường như không ăn khớp với nhau. Cùng là nói về tiếng đàn ghi ta nhưng có rất nhiều liên tưởng khác nhau: những tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Do đầy liên tưởng bất ngờ như vậy nên mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành câu thơ đôi khi có vẻ không theo logic thông thường “cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển, cắt rời câu chữ để tạo ra một trật tự mớ , tạo ra loại ngôn ngữ mang màu sắc mới trên cơ sở các ngữ căn sẵn có ”[42, tr. 37]. Đây là lí do vì sao học sinh khó cảm nhận được bài thơ này trong quá

trình học.

2.3.3.3. Về hệ thống hình tượng

Hệ thống hình tượng trong thơ truyền thống khá gần gũi và quen thuộc. Đó chính là hình tượng người lính trên mặt trận vũ trang, là hình tượng nhân dân đầy ân nghĩa trong kháng chiến, là hình tượng Đất Nước quen thuộc, thân yêu. Một điểm nổi bật trong “bút pháp xây dựng hình tượng của thơ truyền thống là bút pháp tả thực hoặc bút pháp tự sự trữ tình”[42, tr.37]. Trong thơ Quang Dũng hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên thật chân thật. Đó là những người lính tuy sống trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ thiếu thốn nhưng vẫn chiến đấu vô cùng dũng cảm:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! …..

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Trong Việt Bắc của Tố Hữu, hình tượng nhân dân hiện lên thật đời thường, thật

xúc động:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Những con người đời thường đó đã cùng bộ đội chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia “củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” trong suốt những năm kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc.

Còn trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm hình tượng Đất nước được xây dựng

cũng thật gần gũi: Đất nước chính là miếng trầu bà ăn, là tóc mẹ bới sau đầu, là ngôi nhà ta ở, hạt gạo ta ăn, đó là nới anh đến trường, là nơi em tắm…

Nhìn chung các hình tượng trong thơ truyền thống khá chân thực, dễ cảm nhận. Vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh dễ cảm nhận được vẻ đẹp của các hình tượng này.

Ở bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, Thanh Thảo lại xây dựng các hình tượng mang

tính chất tượng trưng và siêu thực: hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”, hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”…Do đó không thể

cảm nhận các hình ảnh này một cách dễ dàng trên bề mặt câu chữ được. Ý nghĩa của các hình ảnh thơ là một sự liên tưởng độc đáo. Chẳng hạn hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” vừa có sự kết hợp giữa cái thực là truyền thống đấu bò tót của Tây Ban Nha, mà theo đó các kị sĩ khi thi đấu đều mặc chiếc áo choàng đỏ để chọc tức con bò, để lôi kéo nó vào cuộc chiến. Nhưng cái khác thường ở đây chính là màu “đỏ gắt” là màu máu tươi, mà nếu lưu ý gắn kết với cụm từ Tây Ban Nha ở đầu câu thì sẽ thấy tình hình chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đây. Như vậy có thể hiểu cả Tây Ban Nha đang trở thành một đấu trường, không phải của người với bò mà giữa người với người, giữa dân chủ với độc tài, giữa tự do bị bóp nghẹt và thể chế chính trị hà khắc.

Bài thơ của Thanh Thảo là một sự tìm tòi, một sự kết hợp liên tưởng nhiều chiều. Do đó, khi cảm thụ bài thơ cũng cần phải có sự linh hoạt nhất định. Khám phá các hình tượng, hình ảnh trong bài thơ thực chất là tìm cách đọc, cách giải mã một loại thơ hiện đại đang tạo ra chỗ đứng của mình trong văn học hiện nay.

Tiểu kết: Ở chương 2, chúng tôi đã trình bày những tri thức cần củng cố và hình thành về thơ trữ tình hiện đại trên những nội dung cơ bản sau:

Đầu tiên, chúng tôi tìm hiểu khái quát về mảng thơ trữ tình trong chương trình 12, đối chiếu giữa chương trình cơ bản với chương trình hợp nhất năm 2000, với chương trình nâng cao, để khẳng định các tác phẩm trữ tình luôn có một vị trí quan trọng trong chương trình 12.

Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu những đặc trưng riêng trong việc dạy các tác phẩm trữ tình. Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học tác phẩm trữ tình.

Cuối cùng, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những tri thức chung cần củng cố và hình thành về thơ trữ tình. Để làm sáng tỏ vấn đề này, ngoài những kiến thức chung về thơ trữ tình hiện đại cần hình thành, chúng tôi còn tìm hiểu sự khác biệt giữa thơ trữ tình trung đại và hiện đại về mặt thi pháp và sự khác nhau giữa các tác phẩm trữ tình hiện đại trong chương trình 12. Từ đó, giúp học sinh nhận ra sự khác biệt của các tác phẩm trữ tình khi các em tiếp nhận và giúp các em có cách tiếp cận hiệu quả hơn.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ TRI THỨC THỂ LOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINHLỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 81 -86 )

×