0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đặc trưng riêng của của việc dạy học các tác phẩm thơ trữ tình

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ TRI THỨC THỂ LOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINHLỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 58 -65 )

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Đặc trưng riêng của của việc dạy học các tác phẩm thơ trữ tình

2.2.1.Tính chất đặc thù về thể loại của các tác phẩm thơ trữ tình.

Thơ là một thể loại xuất hiện sớm nhất trong các thể loại văn học của nhân loại. Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về thơ. Nhà thi pháp học M.Bakhtin cho rằng: “Thơ là tiếng nói độc bạch, chẳng hạn một bài thơ diễn đạt một nỗi oán thán, một niềm vui, một nỗi nhớ, một suy tưởng” [48, tr.103]. Nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ, R.Tagore viết: “thơ dạy người ta cảm nhận đời sống một cách tinh tế và sâu sắc. Thơ mở rộng và nâng cao tâm hồn người đọc. Thơ giáo dục con người về cái đẹp”. Cùng một cách nhìn nhận như vậy, nhà thơ Mỹ U.Phorox khẳng định: “Nếu người làm thơ không trào nước mắt trên những điều anh viết ra, người đọc cũng không bao giờ cảm động về những chuyện đó. Nếu người làm thơ không thoáng qua một chút bỡ ngỡ trước bất ngờ của những dòng thơ, người đọc sẽ không bao giờ ngạc nhiên”[48, tr.104].

Ở nước ta, nhiều nhà thơ cũng đã có những cũng đã có những phát biểu về thơ thông qua những trải nghiệm của bản thân trong sáng tác. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng “thơ là tiếng nói đồng tình, đồng chí”. Hàn Mặc Tử thổ lộ: “Tôi làm thơ, nghĩa là tôi đã tiết lộ tất cả những gì mà máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật”.

Như vậy, đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp

tu từ…Một bài thơ trữ tình hiện đại bao giờ cũng là kết quả của sự huy động tổng lực những tâm tư, tình cảm, trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ, vốn sống … của bản thân tác giả. Nó là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa “ ý và lời”, “giữa nghệ thuật và nội dung”.

Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này, người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Để giúp học sinh hiểu được tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trước những vấn đề cuộc sống và xã hội, giáo viên phải nắm vững đặc điểm thơ trữ tình để rút ra được những cách thức khám phá, tìm hiểu thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng; giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ trữ tình đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời giáo viên sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng tác phẩm thơ.

Dạy học thơ trữ tình với những đặc trưng thể loại sẽ giúp các em có cách tiếp nhận tác phẩm trữ tình hiệu quả hơn. Thông thường khi dạy tác phẩm trữ tình, chương trình chuẩn cho học sinh lớp 12, theo đặc trưng thể loại, giáo viên thường chú hướng dẫn học sinh theo các bước sau:

Bước thứ nhất, cần đặt bài thơ trong mối liên hệ với tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Tác giả là người cha tinh thần của tác phẩm. mỗi tác giả có một tạng chất tâm hồn riêng, một quan niệm, sở thích cũng như phong cách thể hiện riêng và điều đó in hằn vào tác phẩm văn chương của họ. Đặc biệt đối với thơ trữ tình, thể loại văn học mà ở đó tính chủ quan trở thành nguyên tắc sáng tác chủ đạo thì mối quan hệ

tác giả - tác phẩm càng cần đặt biệt chú ý. Ví dụ khi dạy Tây Tiến của Quang Dũng,

để hiểu đúng chất hào hùng, lãng mạn của bài thơ giáo viên không thể không cung cấp cho học sinh những thông tin về nhà thơ Quang Dũng, một nhà thơ đa tài với phong cách thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đồng thời cần cung cấp cho các em nhà thơ Quang Dũng một thời gian làm đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến. Chính điều đó đó đã giúp nổi nhớ về Tây Tiến trong bài thơ da diết như vậy. Ở bước thứ

nhất này, giáo viên sẽ lần lượt: giới thiệu tác giả với các yếu tố: thời đại, quê hương, gia đình, tính cách và phong cách sáng tác … Những hiểu biết về tiểu sử, cá tính, tâm hồn cũng như cuộc đời riêng của nhà văn tạo đầu kiện giúp ta hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Trong các bài đọc văn, thông thường, trước phần văn bản, thường có một phần nói về tác giả. Đây là mảng tri thức quan trọng cần cung cấp cho học sinh trong một bài đọc hiểu văn bản. Những thông tin chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả là mảng tri thức quan trọng giúp học sinh có được một cái nhìn bao quát về văn bản trong mối liện hệ với nhà văn – “ người cha” tinh thần của nó. Phần tri thức này thường tương đối ngắn gọn. Giáo viên có thể cung cấp những thông tin này trong phần nói về tác giả riêng ( phần Tiểu dẫn, thường nằm ở phần đầu bài học, trước khi đi vào phân tích tác phẩm),hoặc kết hợp nói thêm trong phần đọc – hiểu văn bản.

Bước thứ hai, Phân tích tiêu đề bài thơ và giọng điệu chủ đạo của tác phẩm

Tiêu đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến tiêu đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ, nếu hiểu không chính xác tiêu đề của nó. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật một lần của mình một cái tên. Nhà thơ đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc

cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc. Nhan đề Tây Tiến là một ví dụ tiêu biểu.

Bên cạnh đó, xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ cũng rất quan trọng. Xác định giọng điệu chủ đạo của bài thơ được thực hiện thông qua việc đọc. Một bài thơ hay, một câu thơ hay thật sự bao giờ cũng khiến lòng ta xúc động. Tiếp nhận văn chương phải có sự chân thành. Muốn vậy, học sinh phải đọc tác phẩm, tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm trên lớp. Thông qua giọng đọc của giáo viên, cũng như cách đọc diễn của học sinh sẽ giúp các em phát hiện ra tín hiệu thẩm mĩ trong thơ, làm bùng nổ cảm xúc ở các em.

Bước ba, Xác định chủ đề bài thơ.

Chủ đề là vấn đề lớn được đặt ra trong tác phẩm, chủ đề lưu giữ tư tưởng chủ đạo của bài thơ mà nhà thơ đã khái quát hoá một vấn đề xã hội hoặc đời sống. Chủ đề tác

phẩm thơ là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước một vấn đề nào đó trong hiện thực đời sống. Hiểu được chủ đề là bước quan trọng đầu tiên để có thể phân tích được bài thơ. Khi phân tích văn học nói chung, thơ nói riêng ta cần phải nắm chủ đề của tác phẩm. Xác định được chủ đề của thi phẩm sẽ góp phần định hướng, chi phối mọi thao tác phân tích của chúng ta.

Thơ ca thuộc loại tác phẩm trữ tình, do vậy chủ đề của bài thơ luôn là cảm xúc, tâm trạng, thái độ,... của nhân vật trữ tình đối với một sự vật, sự việc, con người nào đó. Nói cách khác, thơ là sản phẩm của trái tim, tâm hồn người nghệ sĩ, nên dù muốn hay không nó phải mang hơi ấm tâm hồn, nhịp đập trái tim người nghệ sĩ.

Việc tìm hiểu chủ đề tác phẩm thơ là một hoạt động khó đối với học sinh, mặc dù các em đã được học về chủ đề, đã hiểu được khái niệm chủ đề nhưng việc xác định chủ đề không phải học sinh nào cũng có thể xác định được. Vì vậy giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ tác phẩm, có những câu hỏi gợi mở đề học sinh biết tìm hiểu chủ đề giúp học sinh phân tích tác phẩm hiệu quả hơn

Bước bốn, Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ thông qua nhân vật trữ tình và bức tranh đời sống được mô tả.

Thơ ca, xét đến cùng bản chất của nó, là tiếng nói trữ tình. Bởi vậy, khi dạy thơ trữ tình, cần đặt biệt quan tâm đến cái nội dung trữ tình của tác phẩm thể hiện qua cảm hứng chủ đạo. Có thể hình dung cảm hứng chủ đạo này như một “ dòng chảy ” cảm xúc, suy tư xuyên suốt bài thơ, tạo nên nội dung cơ bản của tác phẩm trữ tình. Tuy nhiên, nó không phải bao giờ cũng liền mạch, đôi khi có những quãng ngừng, khúc lặng – nó thể hiện tiếng nói nội tâm phức tạp của con người trong những hình thức ngôn ngữ thi ca khác nhau. Mạch cảm hứng chủ đạo này bị chi phối bởi hình tượng chủ thể và hình tượng khách thể trong bài thơ. Hình tượng chủ thể trong thơ trữ tình thông thường và chủ yếu là hình tượng tinh thần, nội cảm và được biểu hiện thành nhân vật trữ tình trong thơ. Hình tượng khách thể có thể là các sự kiện, biến cố, các bức tranh thiên nhiên hoặc con người…, chúng ta đóng vai trò tác nhân kích thích, gợi mở,chuyển dẫn cảm xúc, suy tư, chúng là những đối tượng trữ tình, chúng tồn tại trong mối quan hệ tương tác với chủ thể trữ tình. Cảm hứng chủ đạo, nói một cách khái quát, được nảy sinh từ mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể.

Bởi vậy, để lần ra mạch cảm xúc chủ đạo, trước hết cần tìm hiểu hình tượng chủ thể bộc lộ qua nhân vật trữ tình. Trong bài thơ, có thể nhân vật trữ tình có thể được “tạo hình ” trực tiếp bằng các đại từ nhân xưng hoặc các từ ngữ mô tả cử chỉ,

hành động hoặc các trạng thái nội tâm. Trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão,

nỗi lòng của tác giả được gửi gắm, thể hiện qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng sống cao đẹp: lập công, lập danh, sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung lớn lao vì dân, vì nước.

Ở nhiều tác phẩm trữ tình, tâm trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình thường được bộc lộ qua những hành động, cử chỉ, trạng thái biểu hiện bên ngoài. Do đó, khi phân tích hình tượng nhân vật trữ tình phải bám vào những từ ngữ diễn tả trạng thái, hành động, cử chỉ của nhân vật ấy để thấy được mạch cảm diễn biến nội tâm của nhân vật. Chẳng hạn khi người chinh phụ đối diện với cảnh vật và cảm thấy cô đơn, sầu muộn. Trong trạng thái ấy người chinh phụ cố gắng tìm kiếm cho mình một lối thoát để khuây khỏa:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gãy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

Những hành động đó được thể hiện trong tư thế gượng gạo, miễn cưỡng, để cố làm cho mình vui, “đốt hương” để tìm sự thanh thản trong tâm hồn thì “hồn đà mê mải”, soi gương mà nước mắt tuôn trào, gảy đàn mà kinh đứt. Những chi tiết đó khắc họa đậm nét nổi cô đơn của người chinh phụ. Như vậy, thông qua hành động cử chỉ của nhân vật, tác giả muốn bộc lộ nội tâm cảm xúc bên trong chủ thể trữ tình, hay nói cách khác hành động cử chỉ bên ngoài như là biện pháp làm nổi bật tâm trạng.

Trong thơ trữ tình hiện đại, ta rất hay gặp sự bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhân

vật trữ tình. Sóng của Xuân Quỳnh là một ví dụ, trong bài thơ Sóng, hình tượng Em-

chính là sự hóa thân chủ thể của nhà thơ. Đấy là một tâm hồn phụ nữ thẳng thắn mà hồn hậu, quyết liệt mà thủy chung. Xuân Quỳnh người phụ nữ hiện đại nên không ngại nói trực tiếp tâm trạng của mình:

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được.

Nỗi nhớ của con người được diễn tả qua nỗi nhớ của sóng, đó là nỗi nhớ đó choán hết cả không gian và thời gian. Tuy nhiên nhà thơ còn trực tiếp xuất hiện để giãi bày tận cùng nỗi nhớ, nỗi yêu thương đang cháy bỏng trong lòng mình “lòng em nhớ đến anh , cả trong mơ còn thức”.

Không chỉ được thể hiện qua những lời giãi bày trực tiếp của nhân vật trữ tình, cảm hứng chủ đạo còn được thể hiện thông qua những hiện tượng khách quan được miêu tả trong bài thơ. Đó là những tình huống, sự kiện, biến cố, không gian, thời gian và con người … chúng có chức năng tác động, khơi gợi thậm chí định hướng cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình. Do đó, để nhận ra đặc điểm cảm hứng chủ đạo của bài thơ cần phải phân tích sự kiện, biến cố, bức tranh không gian và thời gian, thiên nhiên và con người tương ứng với trạng thái nội tâm của chủ thể trữ tình.

Bước năm, phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ.

Tìm hiểu tác phẩm trữ tình, cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu một cách toàn diện các yếu tố ngôn ngữ tạo nên sức biểu cảm của nó, chẳng hạn như vần, nhịp, thanh điệu… Ngôn ngữ thơ có tác động lớn đến người đọc, do đó để thấy được những nét đặc sắc về mặt ngôn ngữ , ta cần phải chú ý:

- Phân tích vần, nhịp điệu, âm điệu

Tác phẩm thơ trữ tình để bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ, những ý tập trung, hàm súc thì phải tìm cho mình những lời văn phù hợp với yêu cầu gây ấn tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ nữa. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của Tiếng Việt nói chung và ngôn từ văn học nói riêng. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân tộc, được biểu hiện khác nhau. Trong thơ Việt Nam, tính nhạc thường được biểu hiện ở các mặt: sự cân đối, trầm bỗng, nhịp nhàng và trùng điệp.

Vì vậy khi phân tích thơ trữ tình giáo viên cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần. Hình thức gieo vần góp phần tạo độ âm vang cho các câu thơ, nó mang giá trị

nghệ thuật và giá trị biểu cảm cao. Các nhà thơ hay chọn vần để trình bày, biểu đạt tình cảm và tư tưởng.

Bên cạnh vần, nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình tình không thể không chú ý đến phân tích nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ.

- Phân tích từ ngữ và biện pháp tu từ

Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc với hình thức nghệ thuật ngôn từ. Như thế phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát từ chính những hình thức nghệ thuật ngôn từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ. Từ ngữ và các biện pháp tu từ là yếu tố quan trọng nhất của hình thức chất lượng ngôn từ. Từ ngữ trong thơ trữ tình là ngôn ngữ đời thường được nâng cấp, sửa sang, gọt dũa làm cho nó càng óng ả giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Tất cả những cách ấy nhằm mục đích giúp người viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Vì vậy việc phân tích từ ngữ, biện pháp tu từ trong thơ trữ tình chính là khám phá

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ TRI THỨC THỂ LOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINHLỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 58 -65 )

×