Bảng 9: Kết quả tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm (Trang 31 - 32)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực IV

2004 10.6 9.7 8.5 7.2

2005 12.5 12.9 11.4 10.8

2006 18.2 16.3 13.7 12.9

Nguồn: Phòng thị trường

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy, Khu vực I luôn đạt doanh thu cao nhất so với các khu vực còn lại. Khu vực này bao gồm các tỉnh phía Bắc Sông Hồng: Bắc Giang; Hải Dương, Hưng Yên…là những tỉnh có số lượng người tiêu dùng sản phẩm của Công ty tương đối nhiều. Tiếp sau đó là các tỉnh phía Nam Sông Hồng như: Hà

Tây, Hà Nam, Nam Định…Những tỉnh có doanh thu xấp xỉ bằng các tỉnh thuộc khu vực I.

Hai khu vực còn lại là khu vực III, và khu vực IV có doanh thu thấp hơn. Một phần là do ở khu vực IV có ít hộ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi với quy mô lớn hơn các khu vực còn lại. Còn tại khu vực III do khoảng cách khá xa nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các khu vực lân cận. Đồng thời tại khu vực này có một số đối thủ cạnh tranh có trụ sở chính đặt tại các tỉnh miền trong nên họ đã nắm vững thị trường và nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng rõ hơn cán bộ của Công ty, chính vì vậy lượng hàng bán ra ở khu vực này có giảm hơn so với khu vực các tỉnh phía Bắc.

Để tăng lượng hàng hóa bán ra tại khu vực các tỉnh miền Trung và miền Nam Công ty cần có những chính sách phát triển thị trường, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường này làm cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm của Công ty nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm (Trang 31 - 32)