CƠ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG.
Một ngành sản xuất hẹp hay ngành kinh tế kỹ thuật bao gồm nhiều doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ giống nhau hoặc tương tự có thể thay thế được cho nhau. Những vật giống nhau này là những sản phẩm hoặc dịch vụ cùng thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng cơ bản như nhau, chẳng hạn những
loại khoá nắm tay tròn và những loại khoá treo cầu cong được sử dụng có thể thay thế được cho nhau. Mặc dù công nghệ sản xuất khác nhau, nhưng khi sản xuất những loại khoá này thuộc cùng một ngành sản xuất cơ bản bởi vì họ cùng phục vụ cho một nhu cầu khách hàng, nhu cầu của các công ty xây dựng.
Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu đối với doanh nghiệp của họ.
Tồn tại trên cùng một thị trường, khi cơ hội, nguy cơ đến với một hãng này thì nó cũng đến với các hãng khác, vấn đề là các hãng đối mặt với các cơ hội và nguy cơ này như thế nào để tồn tại trên thị trường.
Trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn hiện nay thì đối với các doanh nghiệp, cơ hội là rất ít. Một số cơ hội cho Khoá Minh Khai như:
Thứ nhất: Việt Nam ra nhập WTO là một cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, các khách hàng tiềm năng trên thị trường ngoài nước.
Thứ hai: Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển giúp cho việc sản xuất các sản phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khoa học công nghệ làm tăng khả năng sản xuất và thiết kế các sản phẩm mới của công ty đồng thời giúp công ty dễ tìm thấy những nhà cung ứng thích hợp.
Trong môi trường kinh doanh, khi cơ hội đến với doanh nghiệp luôn luôn kèm theo những nguy cơ tiềm ẩn buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu phân tích để đưa ra những quyết định phù hợp.
Thứ nhất: Sự biến động trong giá nguyên liệu đầu vao. Các nguyên liệu chính để sản xuất Khoá đều có sự biến động. Các nguyên phụ liệu một số được
Thứ hai: Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước phát triển rất mạnh và ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh tầm cỡ gây sức ép không nhỏ lên công ty. Hàng ngoại nhập và các sản phẩm thay thế cũng là khó khăn không nhỏ đối với công ty. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty tập trung chủ yếu ớ các thành phố lớn mà ở đây có nhiều sản phẩm cùng loại của nhiều công ty khác nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Ở thị trường nông thôn và miền núi, sức cạnh tranh không lớn bằng nhưng chi phí vận chuyển lại tốn kém vì thế sản phẩm của công ty chưa được tiêu thụ nhiều ở thị phần này
Thứ ba: Tỷ giá giữa VNĐ và USD biến động không ngừng. Một số các nguyên liệu để sản xuất khóa, công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài, có nghĩa là phải thanh toán bằng ngoại tệ, mà sản xuất khóa chủ yếu được tiêu thụ trong nước, phải thanh toán bằng đồng nội tệ. Do đó, bất cứ một biến động nhỏ nào về kinh tế, chính trị của thế giới cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty.
Thứ tư: Trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay, cạnh trang ngày càng khốc liệt, nếu công ty không tự đổi mới hoàn thiện mình liên tục thì sẽ không theo kịp xu hướng của xã hội, bị tụt hậu và bị loại ra khỏi thị trường. Nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang chuyển mình hội nhập WTO môi trường cạnh tranh lại càng thêm gay gắt khi có sự sâm nhập của hàng nước ngoài.