IV. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
2. Tăng cường công tác đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đối với cán bộ quản lý: Công ty có thể gửi đi đào tạo để bổ sung và nâng cao trình độ lí luận về kỹ năng giao dịch, tổng hợp như dự toán, lập kế hoạch, ra quyết định. Tổ chức các buổi giảng bài hay hội nghị. Nếu thời gian hoặc chi phí eo hẹp, Công ty có thể sử dụng phương pháp đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính, trong phương pháp này, các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính, phương pháp này được sử dụng đào tạo nhiều kỹ năng mà không cần có giáo viên giảng dạy. Bên cạnh đó, công ty cần cử người ra
nước ngoài học hỏi, nghiên cứu thị trường ngoài nước, học hỏi cách tiếp thị, quảng cáo, phương thức kinh doanh mới, nghiên cứu các mẫu mã sản phẩm mới, xem xét có phù hợp với thị trường trong nước hay không sau đó lập kế hoạch, chương trình để phát triển sản phẩm đó…
Đối với công nhân kỹ thuật: Công ty có thể đào tạo tại chỗ những công nhân kỹ thuật thông qua các phương pháp cổ điển như: đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, theo phương pháp này, quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước và cách quan sát, trao đổi, học hỏi và lảm thử đến khi thành thạo. Hoặc có thể theo phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề tức là học viên được học dưới sự hướng dẫn của những công nhân lành nghề, đây cũng là phương pháp thông dụng được áp dụng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Đặc biệt trong quá trình tuyển dụng, Công ty cần xác định rõ các kỹ năng quản trị cần thiết đối với cán bộ và những công việc vụ thể, bậc thợ đối với công nhân kỹ thuật. Công việc tuyển dụng phải theo từng bước nhất định, không quá nóng vội hoặc theo ý kiến chủ quan của người tuyển dụng mà phải dựa trên tiêu chuẩn và hoàn cảnh cụ thể của Công ty mình để đưa ra quyết định tuyển dụng.