0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RIP

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN VÀ CẤU HÌNH GIAO THỨC OSPF (Trang 46 -47 )

2.1. Giới thiệu RIPvI:

RIP là giao thức định tuyến thuộc loại vector khoảng cách cũ nhất vẫn được dùng phổ biến ngày nay, hiện tồn tại hai phiên bản là RIPvI và RIPv2. RIPvI là một giao thức định tuyến đã rất lỗi thời và có nhiều khuyết điểm trong hoạt động định tuyến, tuy nhiên nó lại là giao thức định tuyến rất căn bản và cũng để phục vụ cho việc thấy được những cải tiến trong RIPv2 (RIPv2 là phiên bản mở rộng của RIPv1) nên trong phần này sẽ đề : cập một vài đặc điểm của RIPv1. Với chú ý rằng RIPv1 là một giao thức định tuyến thuộc loại giao thức định tuyến nội (IGP), piao thức định tuyến vector khoảng cách (distance vector) và giao thức định tuyến có phân lớp (classful routing).

Như đã trình bày trong Phần I, giao thức định tuyến vector khoảng cách hoạt động dựa trên thuật toán được phát triển bởi Bellman, Ford, và Fulkerson, được triển khai lần đầu tiên vào năm 1969 trong các mạng như ARPANET và CYCLADES. Vào giữa những năm 1970, Xerox đã phát triển một giao thức được gọi là PARC (Palo Alto Research Center) Ủniversal Protocol (PUP) được định tuyến bởi Gateway Information Protocol (GWTNFO) và được phát triển từ bộ giao thức Xerox Network Systems (XNS), đồng thời Gateway Information Protocol trở thành XNS Routing Information Protocol (XNS RIP). Lần lượt, XNS RIP đã trở thành giao thức định tuyến chung như Novells IPX RIP, AppleTalks Routing Table Maintenance Protocol (RTMP) và IP RIP. Tuy nhiên, một phiên bán chuẩn của RIP đã không được hoàn chỉnh mãi cho đến năm 1988, sau khi giao thức này đã được triển khi rộng rãi. RFC 1058, được viết bởi Charles Hedrick, nó vẫn chuẩn chính thức của RIPvI.

Mặc dù, RIPvl thiếu những khả năng trong xử lý định tuyến nhưng với tính đơn giản và phổ biến làm cho nó dễ dàng tương thích trong nhiều hệ thống. RIP được thiết kế chủ yếu để triển khai cho những mạng nhỏ, trong đó các đường liên kết dữ liệu là đồng nhất. Do đó, đặc biệt là trong môi trường UNIX, RIP vẫn là một giao thức định tuyến phô biến.

2.1.1 Hoạt động cơ bản của RIPvI:

RIP hoạt động trên công UDP 520, tất cả các thông điệp của RIP được đóng gói trong một phân đoạn UDP với cả trường cổng nguồn và đích (Source Port và Destination Port) đều chứa giá trị này. RIP định nghĩa hai loại thông điệp : thông điệp yêu cầu (Request) và thông điệp trả lời (Response). Thông điệp yêu cầu được sử dụng để đề nghị các router lân cận (neighbor) gửi các thông tin cập nhật, còn

một thông điệp trả lời mang các thông tin cập nhật. Metric được sử dụng trong RIP

—»„›„-yzxsanaaaaơaơzaaơơơợơợszszsasasasasasasaraaaaaaaaơơơơơơơơơnaaaaơợớnẳnm

là số hop (hop count) với giá trị l là đường mạng được kết nối trực tiếp và 16 là đường mạng không thể tiễn đến được (unreachable) từ router này.

Vào lúc bắt đầu, RIP quảng bá một gói tin mang một thông điệp yêu cầu ra tất cả các công được cầu hình RỊP. Sau đó, RIP đi vào một vòng lặp của quá trình lắng nghe những yêu cầu và trả lời từ các router khác. Các neighbor khi nhận được gói tin yêu cầu sẽ phải trả lời một phần hay tất cả nội dung trong bảng định tuyến hiện có.

Khi một router đang yêu cầu nhận được một thông điệp trả lời, nó sẽ xử lý thông tin được gửi kèm bên trong thông điệp đó. Nếu có một tuyến nào đó là mới, router sẽ ghi tuyến đó vào bảng định tuyến cùng với địa chỉ của router đã quảng bá tuyến này. Nếu có thông tin về một tuyến nào đó đã có rồi trong bảng định tuyến mà với giá trị hop count nhỏ hơn thì thông tin mới này sẽ thay thế cho thông tin hiện có trong bảng định tuyến. Nếu mà có thông tin về một tuyến. có giá trị hop count lớn hơn hiện có trong bảng định tuyến thì router sẽ đánh dấu tuyến đó là unreachable cùng với khởi động một bộ đêm thời ¡ gian gọi là holddown timer cho tuyến đó, nếu kết thúc thời gian này mà router vẫn nhận được thông tin về tuyến này với giá trị số hop count lớn hơn đó từ cùng router phát thì giá trị hop count mới (lớn hơn) này sẽ được chấp nhận.

2.1.2 Các bộ thời gian trong RIPv1:

Sau khi được bật giao thức, mỗi router sẽ quảng bá theo định kỳ một thông điệp trả lời ra mỗi cổng chạy RIP sau 30 giây và địa chỉ đích của thông điệp này có giá trị là 255.255.255.255, để quảng bá thông tin bảng định định tuyến của mình cũng như để duy trì trạng thái hoạt động của mình với các neIghbor. Tuy nhiên để ngăn chặn vấn đề đồng bộ 4rong thông tin quảng bá theo định kỳ giữa các router (đã được trình bày trong Phân D) thì chu kỳ này sẽ bao gồm một giá trị thay đổi ngẫu nhiên được gọi là RIP_JITTER, chiếm khoảng 15% của giá trị mặc định.

Do đó chu kỳ cập nhật thực sự có thể thay đổi từ 25 đến 35 giây. Thời gian này

được RIP gọi là Route update timer. Hình 1.1 là hình chụp các thông điệp cập nhật theo định kỳ được gửi vào các thời điểm khác nhau (trong khoảng thời gian thay

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN VÀ CẤU HÌNH GIAO THỨC OSPF (Trang 46 -47 )

×