0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(4) Tính toán đường đi tốt nhất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN VÀ CẤU HÌNH GIAO THỨC OSPF (Trang 33 -34 )

Sau khi xây dựng xong bảng cơ sở dữ liệu kiến trúc với đầy đủ thông tin trạng thái các đường link kết trong toàn hệ thông mạng, mỗi router sẽ độc lập chạy

ẦnỖŠŠŠŠồồ55555ồồồ.ồỐồồỐồồồồồồỖồỒỖỒồ¬5%¬5¬5¬>—_—_—

thuật toán Dijkstra (hay thường gọi là SPF — Shortest Path First) để tính toán đường đi tốt nhất đến tất cả các đường mạng trong hệ thống.

Đường đi tốt nhất là đường đi có chỉ phí (cosÐ) nhỏ nhất, trong các giao thức trạng thái đường liên kết thì chi phí chủ yếu liên quan đến băng thông ngõ ra

của công truyền gói tin..

Thuật toán SPF dùng dữ liệu có trong bảng kiến trúc và bảng láng giềng (Neighbor Database) để tính toán đường đi tốt nhất. Trước tiên là thuật toán SPF sẽ xây dựng cây đường đi ngắn nhất (SPF tree), đó là một sơ đồ hình cây chứa tất cả các đường đi ngăn nhất đến các đường mạng trong hệ thống với router nảy làm gốc. Sau khi xây dựng xong cây SPF thì những đường đi tốt nhất trong cây SPF sẽ được ghi vàobảng định tuyến để thực hiện định tuyến gói tin. Khi tất cả các router trong mạng đã xây dựng xong bảng định tuyến thì tá nói lúc này mạng được hội tụ. (5) Duy trì hoạt động giữa các router .

Sau khi mạng đã được hội tụ, không giống như giao thức vector khoảng cách, cứ đến chu kỳ thì mỗi router phải gửi đi một bản sao của bảng định tuyến cho các router lân cận để duy trì hoạt động làm tốn băng thông đường truyền. Để khắc phục điều này, giao thức trạng thái đường liên kết yêu cầu các router là để duy trì trạng thái hoạt động của nhau thì chúng chỉ cần gửi cho nhau theo chu kỳ một gói tin nhỏ, đó là gói tin Hello. Như ta đã biết trong gói tin Hello không hề chứa một thông tin định tuyến nảo mà chỉ chứa những thông tin liên hệ giữa các Touter với mục đích thông bảo cho các router khác về sự tồn tại của mình.

Khi nhận được một gói Hello từ router lân cận, router biết rằng router lân cận này vẫn hoạt động trên mạng, nó sẽ khởi động lại giá trị bộ thời gian Dead Interval đã thiết lập cho router này. Nếu sau khoảng thời gian Dead Interval mà router vẫn chưa nhận được gói tin Hello nào từ router lân cận thì nó cho rằng router lân cận này đã ngưng hoạt động và là một trong những nguyên nhân làm cho router này phát gói tin cập nhật đến các router khác trong hệ thống mạng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN VÀ CẤU HÌNH GIAO THỨC OSPF (Trang 33 -34 )

×