Tình hình hoạt động cụ thể

Một phần của tài liệu Phương hướng kế hoạch kinh doanh của Techcombank (Trang 30 - 48)

II- Tình hình hoạt động của Techcombank trong năm 2006 1 Tổng quan

2.Tình hình hoạt động cụ thể

2.1. Dịch vụ khách hàng cá nhân

Tiếp tục đẩy mạnh định hướng Ngân hàng bán lẻ, trong năm 2006, dịch vụ Ngân hàng cá nhân đã có bước phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực từ huy

động vốn đến tín dụng tiêu dùng và đặc biệt là dịch vụ thẻ và tài khoản. Doanh số huy động và tín dụng và đặc biệt là số lượng khách hàng cá nhân đã tăng trưởng nhảy vọt trong năm. Số lượng khách hàng cá nhân đã tăng lên đến 144817 khách hàng, so với 78725 khách hàng cuối năm 2005

Về huy động vốn

Năm 2006, đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, lượng vốn đổ vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư rót vào thị trường chứng khoán tăng mạnh. Thực tế đó đã đặt ra thử thách không nhỏ cho công tác huy động vốn của Techcombank nói riêng và của các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, có thể nói công tác huy động vốn trong năm 2006 của Techcombank tiếp tục là điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Vốn huy động từ dân cư năm 2006 đạt 6684.45 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2005 chiếm 46% trong cơ cấu huy động chung của Ngân hàng

Bảng cơ cấu huy động vốn

Tỷ VNĐ Cơ cấu 31/12/2005 31/12/2006 So sánh 31/12/05 Tổng nguồn huy động 9259 14636 158% Các TCKT 2382 2882 121% Dân cư 3891 6684 172% Các TCTD 2986 5070 170% • Tín dụng bán lẻ

Với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu của các cá nhân về sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và tinh tế hơn. Thói quen tích lũy đang dần thay thế bởi một hành vi tiêu dùng mới, thay vì tích lũy người dân đã dần quen với các sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo lập một cuộc sống tiện nghi ngay bằng nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ và được nhiều khách hàng đón nhận và đánh giá cao như Sản phẩm tín dụng trọn gói, Gia đình trẻ, Nhà mới, Ô tô xịn. Đặc biệt là

sản phẩm Thấu chi tài khoản cá nhân F@stAdvance đã gây tiếng vang khi cho phép thấu chi tới 300 triệu đồng đối với hình thức có thế chấp và 100 triệu đối với hình thức tín chấp. Đây là một sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn

Chính nhờ các yếu tố đó, trong năm 2006 dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ cho vay khách hàng dân cư đến cuối tháng 12.2006 đạt 2817 tỷ đồng tăng 80.5%

Các sản phẩm bán lẻ có dư nợ lớn là cho vay nhà (chiếm 37.9% tổng dư nợ cho vay bán lẻ), cho vay ô tô, cho vay hộ kinh doanh cá thể, và các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Tỷ lệ nợ 3-5 của khách hàng cá nhân là 1.58% trong năm 2006 giảm 0.42% so với năm 2005.

Bảng tỷ lệ huy động vốn và tín dụng bán lẻ

Tỷ VNĐ

2004 2005 2006

Huy động dân cư 2129 3892 6684.45

Cho vay bán lẻ 940 1560 2817

Tỷ lệ cho vay/Huy động 44% 40% 42%

Các sản phẩm mới dành cho khách hàng cá nhân

Năm 2006, là năm mà khách hàng cá nhân của Techcombank “được mùa”các sản phẩm bán lẻ. Trên cơ sở những cuộc điều tra, nghiên cứu, nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, rất nhiều sản phẩm mới trong 1 tháng, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn khi đến với Techcombank. Sự nỗ lực trong công tác phát triển sản phẩm cũng phần nào thể hiện được định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Chứng tỏ cam kết tiên phong về công nghệ, các sản phẩm mới của Techcombank đều được phát triển dựa trên nền công nghệ hiện đại, phù hợp với phong cách sống năng động và hiện đại của khách hàng.

Chùm sản phẩm trong hệ thống “Siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nỗ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm Tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), Tiết kiệm trả lãi định kì (cho phép khách

hàng tính lãi theo quý hoặc tháng tại mọi điểm giao dịch của Techcombank), Tiết kiệm giáo dục (sản phẩm liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm), khách hàng đã có thể tiết kiệm cận với các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại.

Năm 2006 chứng kiến sự hợp tác đầu tiên trên lĩnh vực Ngân hàng – Bảo hiểm của Việt Nam, giữa Techcombank với Bảo Việt Nhân Thọ: trên cơ sở mối hợp tác này Techcombank và Bảo Việt Nhân Thọ đã cùng ra mắt hai sản phẩm bancassurance, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam: tiết kiệm giáo dục và Bảo hiểm tín dụng cho sản phảm Nhà mới và ô tô xịn. Chỉ trong tháng triển khai đầu tiên đã có trên 200 khách hàng trên địa bàn Hà nội đăng ký tham gia sản phẩm Tiết kiệm Giáo dục trong đó hợp đồng cao nhất trị giá 360 triệu đồng với kỳ hạn 2 năm, có 7% khách hàng ký với kỳ hạn cao nhất là 10 năm.

Bên cạnh đó, năm 2006 đánh dấu bước cải tiến đột phá của Techcombank khi chính thức ra mắt thẻ thanh toán Quốc tế Techcombank Visa, cho phép chủ thẻ sử dụng để thanh toán và rút tiền trên phạm vi toàn cầu. Thẻ cũng được tích hợp thêm các tính năng thấu chi, tiết kiệm, và truy vấn thông tin tài khoản từ xa Homebanking.

Năm 2006 cũng là năm khởi đầu cho nỗ lực tham gia thương mại điện tử của Techcombank với việc chính thức cung cấp sản phẩm thanh toán hóa đơn hàng hóa qua tin nhắn điện thoại di động F@stMobiPay. Đây là bước đầu tiên trong lộ trình triển khai cổng thanh toán điện tử của Techcombank. Sản phẩm đã thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông và khách hàng

Công tác phát hành thẻ và thanh toán thẻ

Với tốc độ tăng trưởng trung bình 300%/năm của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay, công tác phát hành thẻ và thanh toán thẻ của Techcombank tiếp tục được tiếp sức. Năm 2006, cũng là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank với việc Trung tâm thẻ được tách riêng thành đơn vị kinh doanh và hạch toán độc lập. Qua đó, tạo động

lực cho các cán bộ, nhân viên trong Trung tâm nỗ lực làm việc và thúc đẩy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

Trên cơ sở phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, Techcombank đã đa dạng hóa các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng. Sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-i đáp ứng nhu cầu khách hàng về mặt thời gian, thủ tục. Sản phẩm thẻ F@stAccess đáp ứng nhu cầu của khách về một công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả…Đặc biệt cuối năm 2006, vơi sự kiện đón nhận thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa gia nhập dòng sản phẩm thẻ, Techcombank đã đáp ứng được nhu cầu sở hữu một chiếc thẻ có thể thanh toán trên phạm vi toàn cầu của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhờ nỗ lực cải tiến và đa dạng hóa các dòng sản phẩm thẻ, tổng số thẻ phát hành lũy kế đến cuối năm 2006 đạt 78436 thẻ, tăng trên 200% so với năm 2005. Tổng số dư trên tài khoản thẻ tăng lên đáng kể, đạt 354.5 tỷ đồng vào cuối năm.

Tính đến cuối năm 2006 Techcombank phát triển được 2319 đơn vị chấp nhận thẻ. Doanh số thanh toán qua POS lũy kế trong năm 2006 đạt 18126 tỷ đồng. Số lượng máy ATM được lắp đặt và triển khai là 98 máy. Số lượng giao dịch thành công trên các máy ATM cũng được Techcombank cải thiện liên tục, tăng sự hài lòng của khách hàng.

Với việc thành lập Ban dịch vụ Khách hàng, các khách hàng thẻ đã có một đường dây nóng hỗ trợ 24/7 các phản hồi của khách hàng, khắc phục nhanh chóng các sự cố xảy ra. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của Techcombank trong việc chăm sóc khách hàng tốt hơn với chất lượng cao hơn.

2.2. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tiếp tục là nguồn thu chính thức của Techcombank về lãi suất tín dụng và phí dịch vụ. Năm 2006 cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về tín dụng và huy động doanh nghiệp. Đặc biệt thu nhập phi tín dụng đã tăng mạnh đưa Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần dẫn đầu về lĩnh vực này.

Huy động vốn

Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 3178 .22 tỷ đồng chiếm 21.2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2005 là 33%.

Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế cũng tăng lên từ 1575 khách hàng trong năm 2005 lên 2073 khách hàng trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 31.6%. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là phân đoạn khách hàng quan trọng của Techcombank, chiếm 30% trong tổng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp

Tín dụng doanh nghiệp

Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đến cuối năm 2006 đạt 5993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank. Tỷ lệ nợ 3-5 đối với khách hàng doanh nghiệp là 3.8% tăng 0.7% so với năm 2005.

Trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 65% là cho vay ngắn hạn phần còn lại là cho vay trung dài hạn. Cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng (57.9% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp).

Về mặt cơ cấu ngành nghề trong dư nợ tín dụng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể vẫn là các ngành công nghiệp và nông lâm thủy sản.

Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ phi tín dụng khác

Thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99.1%, được nhiều định chế tài chính uy tín trên thế giới công nhận tỏng nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Wachovia…

Ngoài ra, Techcombank cũng được khách hàng coongnhaanj là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng nha tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác.

Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 1342 triệu USD, tăng 32% so với năm 2005. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt xấp xỉ 882 triệu USD, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 460 triệu USD. Doanh thu từ nhóm dịch vụ này đạt 54 tỷ đồng, chiếm 54% doanh thu dịch vụ thuần của Techcombank.

Phát triển sản phẩm mới dành cho khách hàng doanh nghiệp

Trong năm 2006, Techcombank cũng đã triển khai nghiên cứu nhiều sản phẩm mới phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào các sản phẩm mang tính trọn gói, qua đó giúp khách hàng giảm thiểu các thủ tục và chi phí. Đặc biệt phải kể đến các sản phẩm như Tín dụng kho vận (logistic finance) trên cơ sở liên kết với các công ty kho vận Vinafco, Vinalink, Germandept và sản phẩm thanh toán quốc tế trọn gói cho khách hàng doanh nghiệp.

Không chỉ quảng bá, giới thiệu sản phẩm gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong năm 2006, Techcombank đã đẩy mạnh công tác tiếp thị trực tiếp cho các doanh nghiệp ngành nghề. Hình thức “đối thoại với doanh nghiệp” đã được triển khai thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm tư vấn cho các doanh nghiệp về các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời thông qua các cuộc đối thoại này, Techcombank đã giúp giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về vốn vay, hình thức thanh toán…Theo dự kiến, hoạt động đối thoại với doanh nghiệp sẽ được tổ chức mỗi tháng một lần để tìm hiểu những vướng mắc cũng như các nhu cầu của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau

Về mặt mô hình tổ chức đối với tín dụng doanh nghiệp nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung của toàn hệ thống, ngân hàng đã bước đầu có những thay đổi trong đó tập trung hỗ trợ và phát triển hoạt động bán. Công tác thẩm định tín dụng được điều hành tập trung tại Hội sở với bộ phận tín dụng của các chi nhánh được tổ chức trực thuộc Khối tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và mô hình kinh doanh đang được nghiên cứu cấu trúc lại theo hướng tiếp thu mô hình hoạt động hiện đại của HSBC bsg phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong đó tổ chức hoạt động của Khối khách hàng bán lẻ và Khối khách hàng doanh nghiệp sẽ theo hướng kết hợp giữa mô hình chiều dọc và chiều ngang. Các Chi nhánh, Phòng giao dịch sẽ được phân biệt thuộc các khối khác nhau với các nhiệm vụ chuyên môn và mảng khách hàng chuyên biệt.

2.3. Hoạt động liên ngân hàng

Techcombank vẫn tiếp tục là một ngân hàng có hoạt động tích cực trên thị trường liên ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2006 số dư tiền gửi của Techcombank tại các tổ chức tín dụng là 4867 tỷ đồng (tăng 51% so với thời điểm cuối năm 2005) trong đó 409 tỷ là tiền gửi tới ngân hàng nhà nước và 4458 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàng khác.

Tiền gửi và tiền ủy thác của các ngân hàng tại Techcombank cũng đạt con số 5070 tỷ đồng tăng 1916 tỷ đồng so với cuối năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 61%.

Trên thị trường kinh doanh chứng từ có giá, Techcombank cũng đạt sự tăng trưởng tốt. Nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ có giá vượt hơn 20% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Đến cuối năm 2006 số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2876 tỷ đồng tăng 48% so với thời điểm cuối năm 2005

2.4. Công nghệ thông tin

Công nghệ ngân hàng tiếp tục là một sự ưu tiên trong định hướng phát triển của Techcombank trong năm 2006 nhằm đem đến cho các khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, chính xác, tự động, trực tuyến

Trong năm 2006, Techcombank đã hoàn thiện việc triển khai hệ thống thông tin nội bộ sử dụng giải pháp tiên tiến có bản quyền của Microsoft như:

Windows Server 2003 R2 – hệ điều hành mạng mới nhất của Microsoft, Exchange Server 2003 – phần mềm máy chủ E-mail mới nhất của Microsoft, cùng với phần mềm quản lý hệ thống MOM, SMS và phần mềm bảo mật ISA 2006 của hãng Microsoft . Các giải pháp công nghệ này được tích hợp lại để xây dựng lên hệ thống thông tin nội bộ là nền tảng cho hệ thống thông tin của Techcombank. Với mô hình mới này, việc mở rộng thêm các Chi nhánh và Phòng giao dịch dựa trên cơ sở hạ tầng mạng sẽ được thực hiện dễ dàng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới, cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin đang vận hành tại Techcombank. Đến hết quí IV năm 2006, Techcombank cũng đã hoàn tất giai đoạn 1 của việc triển khai hệ thống lưu trữ Backup dữ liệu mạng SAN và đưa vào khai thác tại Hội sở đồng thời cung cấp dung lượng lưu trữ mailbox cho các chi nhánh khu vực phía bắc. Triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu này về cơ bản đã giúp Techcombank khắc phục được vấn đề cấp thiết tải về mặt dung lượng và tốc độ xử lý thông tin cũng như góp phần đảm bảo an toàn dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt công nghệ với các ngân hàng khác. Trên cơ sở các nguyên tắc thiết kế theo mô hình 3 lớp, Techcombank sẽ có được một hệ thống WAN có cáu trúc thuận tiện cho việc vận hành, mở rộng và phân bổ lại, dễ quản lý khắc phục sự cố, cân bằng tải tối ưu hóa năng suất mạng, có tính dự trữ và độ sẵn sàng cao, hạn chế

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phương hướng kế hoạch kinh doanh của Techcombank (Trang 30 - 48)