Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và chỉ tiêu về an toàn tín dụng:

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25 - 27)

• Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng :

Tỷ lệ nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, nó giúp đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỉ lệ này được tính theo công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ.

Tỷ lệ lãi treo: lãi treo là khoản tiền lãi của khoản vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng do rủi ro tín dụng gây ra. Được tính theo công thức:

Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh/Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng

Tỷ lệ nợ khó đòi: tỷ lệ này phản ánh tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hang. Nó được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi/Tổng doanh số cho vay

Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ: phản ánh tỷ lệ các khoản nợ không thu hồi được nhưng được nhà nước cho phép khoanh lại (thường là các khoản cho vay chính sách).

Tỷ lệ nợ khoanh, xóa nợ = Nợ khoanh/ Tổng doanh số cho vay

Tỷ trọng nợ khó đòi trên nợ quá hạn: phản ánh số lượng nợ có khả năng mất vón cao trên tổng số nợ quá hạn. Được tính bằng công thức:

Tỷ trọng nợ khó đòi trên nợ quá hạn = Nợ khó đòi/ Nợ quá hạn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: là tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có và tổng tài sản chuyển đổi rủi ro mà các NHTM cần phải duy trì. Hiện nay, ở nước ta, tỷ lệ này đang được quy định là 8%.

Tỷ lệ thanh khoản: các tổ chức tín dụng cần duy trì đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Để đạt được điều đó các tổ chức tín dụng phải đạt được các chỉ tiêu: tỷ lệ giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thánh tới tối thiểu là 25%; tỷ lệ giữa tài sản “Có” thanh ngay trong 7 ngày và tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong 7 ngày tối thiểu là 1.

Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được phép cho vay trung hạn và dài hạn: Ngân hàng thương mại: 40%, Tổ chức tín dụng khác: 30%.

*Tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của ngân hang :

Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

Giảm lợi nhuận: ngân hàng cấp tín dụng dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động được trong nền kinh tế. Để có được nguồn vốn này ngân hàng phải trả chi phí huy động. Nếu rủi ro tín dụng xẩy ra ngân hàng sẽ không thu được lãi để bù đắp chi phí. Khi đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm một cách đáng kể.

Giảm uy tín của ngân hàng: chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng kém do hậu quả của rủi ro tín dụng, khi đó dân chúng sẽ mất lòng tin vào ngân hàng sẽ làm giảm uy tín và vị thế của ngân hàng.

Giảm khả năng thanh toán: khi rủi ro tín dụng xẩy ra nhiều, đến một lúc nào đó ngân hàng không còn đủ nguồn vốn để trang trải cho các khoản này, khi đó khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng đó kéo dài còn có nguy cơ gây mất khả năng thanh toán của ngân hàng dẫn tới nguy cơ phá sản của ngân hàng.

Giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng: rủi ro tín dụng phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn của ngân hàng bị tồn đọng hoặc thất thoát trong khoản tín dụng đó. Từ đó sẽ dẫn tới việc làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng, làm giảm doanh số cho vay và dẫn đến làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w