Nhân sự cũng là một nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro của chi nhánh. Hiện tại, với độ tuổi trung bình thấp, đa số các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ quản lý rủi ro của chi nhánh đều còn ít kinh nghiệm. Đây là một yếu tố tác động không nhỏ tới rủi ro của chi nhánh
Chất lượng thẩm định dự án cho vay và việc thực hiện các quy trình cho vay của chi nhánh vẫn còn tồn tại một số bất cập. MB đã xây dựng được một hệ thống quy trình tín dụng khá hợp lý, tuy nhiên tại chi nhánh vẫn còn hiện tượng chay theo yêu cầu của khách hàng mà tiến hành cấp tín dụng một cách nhánh chóng không theo đúng quy trình tín dụng mà MB đã đặt ra.
Tiếp đến là việc thiếu thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay của Phòng quản lý tín dụng. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ cơ cấu của MB ngay từ trên hội sở. Điều đó được thể hiện rõ thông qua cơ cấu tổ chức của toàn bộ ngân hàng MB, khi mà khối quản lý rủi ro của MB thay vì trực thuộc hội đồng quản trị để có được thẩm quyền độc lập trong việc đưa ra những nhận định về rủi ro của của ngân hàng thì lại trực thuộc Tổng giám đốc người có thẩm quyền cao nhất trong việc ra quyết định tín dụng. Và khi xuống đến các chi nhánh với mô hình thu nhỏ của nó các phòng có chức năng quản lý rủi ro thay vì tách biệt vẫn nằm trong tầm quản lý của giám đốc chi nhánh, từ đó dẫn tới việc thiếu thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay của Phòng quản lý tín dụng.
Việc xây dựng một chiến lược hoạt động tốt vốn không phải là một vấn đề dễ dàng, đặc biệt là trong tình trạng nền kinh tế đang trong một cuộc khủng hoảng lớn như hiện nay. Hơn nữa chi nhánh cũng mới đi vào hoạt động nên có những vướng mắc trong định hướng hoạt động là điều không thể tránh khỏi.
Hầu hết các NHTM đều tồn tại 2 cấp quyết định là: cấp tại hội sở chính và cấp tại chi nhánh. Đối với các cấp chi nhánh, được quyền quyết định cho vay đối với các khoản vay có giá trị nhỏ (mỗi ngân hàng quy định cấp phân quyền đối với chi nhánh là khác nhau). Đối với các khoản vay có giá trị lớn thì được đưa ra hội đồng tín dụng quyết định, hoặc tái thẩm định bởi bộ phận tái thẩm định tại hội sở chính. MB là một ngân hàng mà trước khi cổ phần hóa vốn là một ngân hàng nhà nước có quy mô khá lớn và hoạt động dàn trải trên mọi miền nên sự phân quyền này là rất mạnh, chi nhánh có vai trò gần như một ngân hàng độc lập. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và báo cáo từ chi nhánh lên hội sở chính còn chậm trễ, làm
giảm hiệu quả quản lý và giám sát của hội sở. Chính vì vậy mà tiềm ẩn về rủi ro tín dụng đối với các chi nhánh là rất cao.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THANH XUÂN
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thanh Xuân :
Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Chi nhánh. Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Chi nhánh và định hướng chung của hội sở, nó được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Chi nhánh.
•Định hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới :
Môi trường hoạt động năm 2010 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng. Trên thế giới, kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái diện rộng, kéo theo thâm hụt thanh khoản toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tăng. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tăng trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Trong năm 2010, MB Thanh Xuân sẽ thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh các mục tiêu: tăng trưởng nhanh và bền vững, kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn, duy trì cấu trúc tài chánh lành mạnh.
•Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới :
Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư,.. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mục tiêu của chi nhánh trong năm 2010 là tăng trưởng dư nợ tín dụng lên khoảng 30% duy trì tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đầu năm vừa qua chi nhánh đã đạt được mục tiêu này và dự định đến tháng sáu sắp tới sẽ đưa ra mục tiêu mới cho hoạt động của nửa cuối năm 2010.
Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng mà vẫn hạn chế được tối đa rủi ro tín dụng.
Đồng thời chi nhánh cũng sẽ tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.
3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần chi nhánh Thanh Xuân :