Một số văn bản pháp lý khác

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 26 - 28)

Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý như: Incoterm 2000, luật hối phiếu … và các tập quán thương mại quốc tế. Trên thực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bên lựa chon các điều khoản trong hợp đồng, cũng như tập quán kinh doanh của ngân hàng.

1.1.8. Vai trò và trách nhiệm của NHTM trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT

Trong hoạt động TTQT theo phương thưc L/C, thì ngân hàng không chỉ có vai trò là người trung gian đảm bảo thực hiện thanh toán, giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, ngân hàng còn đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ cung ứng, và đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá theo đúng L/C đã mở.

Ngân hàng phát hành: là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu, là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng phát hành:

+ Căn cứ vào đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C và gửi tởi ngân hàng thông báo, thông báo tới nhà xuất khẩu.

+ Sửa đổi, bổ xung những yêu cẩu của nhà nhập khẩu về L/C đã được mở nếu nhà nhập khẩu có yêu cầu.

+ Kiểm tra chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu gửi đến, nếu các chứng từ đó phù hợp với những điều khoản quy định trong L/C thì thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, ngược lại ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của nhà xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chất bề ngoài của chứng từ có phù hợp với L/C hay không.

Ngân hàng thông báo:

+ Khi nhận được điện thông báo L/C của của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản.

+ Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản bức điện chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Vì vậy mà cuối thư xác nhận điện mở thư tín dụng có câu:”Please, note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable”. Tức là,“Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm hay thiêú sót trong khi chuyển và dịch bức điện này”.

+ Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng phát hành. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất chứng từ trên đường đi đến ngân hàng phát hành, khi mà họ chứng minh được đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó cho ngân hàng phát hành.

Về trách nhiệm thanh toán của ngân hàng (ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành) được quy định rõ ràng, cụ thể tại điều 9 – UCP 500. Điều khoản này khá dài dòng, nhưng có thể tổng quát:

- Nếu ngân hàng phát hành thư tín dụng trả ngay, thì phải thanh toán (hoặc hoàn trả) ngay cho người thụ hưởng (hoặc ngân hàng chiết khẩu) theo đúng điều khoản của L/ C một khi chứng từ hoàn toan hợp lệ.

- Nếu ngân hàng phát hành L/C trả chậm (thanh toán có kỳ hạn), thì phải chấp nhận hối phiếu và sau đó thanh toán vào ngày đáo hạn đúng quy định của L/C, một khi chứng từ xuất trình hợp lệ.

Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận:

- Trả tiền ngay cho người hưởng (hoặc trả cho ngân hàng được chỉ định) nếu là L/C trả ngay.

- Chấp nhận hối phiếu và thanh toán vào ngày đáo hạn đã xác nhận, nếu là L/C trả chậm

- Nếu ngân hàng không đồng ý xác nhận thì ngân hàng đó phải thông báo với ngân hàng phát hành không chậm trễ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w