Nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 29 - 31)

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Doanh số TTQT thep phương thức L/C là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

= Doanh số thanh toán L/

C nhập khẩu +

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

Trong đó:

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là giá trị thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

Chỉ tiêu cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Doanh số thanh toán cao chứng tỏ số món L/C nhiều, và giá trị món L/C cao, điều đó chứng tỏ khách hàng tin tưởng ngân hàng, điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được thêm nhiều khách hàng.

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ còn là chỉ tiêu để ngân hàng thu phí thanh toán. Vì thường phí thanh toán theo L/C được áp dụng theo % số tiền thanh toán L/C. Mà mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận thu được. Vì vậy bất cứ ngân hàng nào cũng cố găng tăng doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng cao.

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng.

- Doanh thu từ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, bằng tổng phí thu được từ hoạt động theo phương thức tín dụng chứng từ: phí thông báo L/ C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C…

- Chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là tất cả chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí cho nhân viên thanh toán…

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là phần ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này.

Lợi nhuận thu được từ TTQT theo phương

thức tín dụng chứng từ

=

Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C - Chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C.

Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Doanh số và nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Hoạt động TTQT giữa các bên ở các nước khác nhau, điều kiện, khoảng cách địa lý xa nhau, vì vậy mà về thời gian thanh toán thường bị chậm trễ. Nếu chỉ với hoạt động TTQT đơn thuần, doanh nghiệp nhập khẩu phải kỹ quỹ 100% số tiền thanh toán, còn doanh nghiệp xuất khẩu phải đợi ngân hàng phát hành thanh toán. Chính các vấn đề đó, làm các nhà xuất nhập khẩu bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Vì vậy, ngoài nghiệp vụ TTQT thông thường, các ngân hàng thường gồm có các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu hỗ trợ khác, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đối với nhà xuất khẩu

- Chiết khấu chứng từ: Theo hình thức này, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khẩu bộ chứng từ hàng hoá. - Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. (Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.):

Theo hình thức này thì ngân hàng sẽ tài trợ cho khách hàng vốn lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở.

Đối với nhà nhập khẩu

- Cho vay để mở L/C. (Cho vay ký quỹ): Ký quỹ là quy định bắt buộc đối với khách hàng khi tham gia mở L/C. Điều này tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro ro cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp khách hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký quỹ của ngân hàng, trong trường hợp như vậy, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và xét thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp khoản tín dụng cho khách hàng với mục đích mở L/C.

- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Theo hình thức này ngân hàng sẽ cho nhà nhập khẩu vay khi khách hàng này lập được phương án sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và có khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán.

Như vậy có thể thấy rằng, nhờ có sử dụng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mà ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại hình tín dụng khác, khuyến khích nhà xuất nhập khẩu.

Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tăng, nhưng không phải đảm bảo không gây ra nợ quá hạn. Vì khi xảy ra nợ quá hạn, ngân hàng sẽ phải tăng chi phí để quản lý và sử lý nợ quá hạn đó. Để đảm bảo được điều đó, ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng khi đồng ý mở L/C, và chấp nhận hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Còn với hình thức chiết khấu, ngân hàng nên áp dụng hình thức chiết khẩu truy đòi.

Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường

Các rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường: nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc từ chối thanh toán cho ngân hàng, …, làm tăng chi phí TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng, vì vậy làm giảm lợi nhuận từ hoạt động này của ngân hàng. Vì vậy, trong qua trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ để đảm bảo có hiệu quả, ngân hàng cần thận trọng và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w