Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 45 - 47)

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

Bảng 6: Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Đơn vị: ngàn USD Ngoại tệ khác quy đổi USD

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

DS DS Tăng giảm DS Tăng giảm

L/C xuất khẩu 74,73 11,23 -63,5 -84,97 % - - - L/C nhập khẩu 13144,39 7317,05 -5827,34 -44,33 % 10865,62 3548,57 48,5% Tổng 13219,12 7328,28 -5890,84 -44,6% 10865,62 3537,34 42,1%

(Nguồn: báo cáo tài chính 2007 – 2009của NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

` Nhận thấy tổng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ từ năm 2007 – 2009 có sự biến động. Năm 2008 tổng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức L/C giảm mạnh, nhưng sang năm 2009 đã khôi phục và tăng lên. Năm 2008 tổng doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức phương thức L/C giảm 5890,84 ngàn USD, tương đương với giảm 44,6% so với năm 2007. Nguyên nhân do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (đã trình bày ở trên). Nhưng sang năm 2009 doanh số đã tăng 3537,34 ngàn USD tương đương với 42,1% so với năm 2008. Tuy doanh số chưa vượt qua được doanh số so với năm 2007, nhưng đây cũng thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của chi nhánh.

Ngoài ra, ta nhận thấy doanh số L/C xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số xuất nhập khẩu L/C. Nói cách khác, TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ở NHNo&PTNT Nam Hà Nội chủ yếu là L/C nhập, còn L/C xuất hầu như rất ít, thậm chí năm 2009 không có nghiệp vụ L/C xuất nào. Nguyên nhân không chỉ do thực trạng nhập siêu chung của nền kinh tế. Nhìn lại bảng ta thấy năm 2009 nghiệp vụ thanh toán theo hình thức TTR (telegraphic transfer - chuyền tiền bằng

điện) cho xuất khẩu là 454,67ngàn USD. Trong khi đó L/C nhập lại chiếm doanh số rất lớn. Thực trạng này xảy ra là do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Khi doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng, phía nước ngoài luôn yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C để đảm bảo nhận được tiền hàng, tăng khả năng an toàn cho họ, vì vậy mà thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu là theo hình thức L/C. Nhưng, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá, một số doanh nghiệp tin tưởng phía đối tác, sẵn sang chấp nhận phương thức nhờ thu hoặc TTR sau khi giao hàng. Có doanh nghiệp không muồn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh cao hơn các phương thức khác. Hoặc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lâu năm, với các khách hàng có uy tín, đã quan hệ mua – bán nhiều, họ cũng tin tưởng khách hàng, chuyển sang phương thức khác để tiết kiệm chi phí.

Chỉ tiêu về doanh thu thu từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Bảng 7: Phí thu được từ hoat động TTQT của NHNo&PTNT Nam Hà Nội

Đơn vị: ngàn USD

năm

CHỈ TIÊU

2007 2008 2009

Tăng

giảm Tăng giảm

Tổng phí thu được 41,565 30,96 -10,605 39,12 8,16 Tổng doanh số XNK 14883,67 10829,59 12988,1

Tổng phí thu/ doanh số.

(%) 0.2793 0.2859 0.2910

(Nguồn: báo cáo tài chính 2007 -2009 NHNo&PTNT Nam Hà Nội)

Thông qua bảng, ta thấy rằng: ro tổng doanh số xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 – 2009 có sự biến động, nên tổng phí thu được cũng biến động. Tổng phí thu được năm 2008 giảm so với năm 2007 là 10,605 ngàn USD tương ứng với 19,63 %; năm 2009 tổng phí thu được tăng so với năm 2008 là 8,16 ngàn USD tương đương với 25,89%. Nhận thấy, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng doanh số; đồng thờ xét trên chỉ tiêu phí thu được doanh số, thì tăng. Điều đó cho thấy: phí thu được trên một đơn vị doanh số tăng lên. Nguyên nhân, là có sự thay đổi về biểu phí của NHNo&PTNT. Mặt khác, ta nhìn vào bảng 4, ta thấy rằng số món thanh toán năm 2009 tăng cao hơn so với số món thanh toán năm 2007, nhưng trị giá thanh toán năm

2009 vẫn thấp hơn trị giá thanh toán năm 2007; điều đó chứng tỏ, các món thanh toán trong năm 2009 tăng, nhưng giá trị các món lại thấp hơn năm 2007. Đó cũng là nguyên nhân làm tốc độ về doanh thu lớn hơn tốc độ về doanh số. Vì phí thu từ mỗi món thanh toán theo L/C gồm các loại phí cố định (phí thông báo, phí sửa đổi…) và phí tính trên cơ sở % của giá trị thanh toán (phí thanh toán …)

Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường

Tính tới thời điểm hết năm 2009, tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội phát sinh rủi ro vể thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Một phần vì các nghiệp vụ phát sinh mới chỉ là các nghiệp vụ đơn giản: L/C trả ngay, L/C trả chậm… một mặt là do sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ thanh toán của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w