PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để đánh giá hiệu quả của một hoạt động kinh tế không chỉ xem xét phiến diện về mặt kinh tế của chính hoạt động đó, mà phải xem xét tổng thể sự tác động của hoạt động kinh tế đó tới các hoạt động, và lĩnh vực khác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C một cách đầy đủ và toàn diện, ta không chỉ xem xét tính hiệu quả xét ở góc độ riêng ngân hàng mà phải xem xét cả về góc độ kinh tế và xã hội.
Trong chuyên đề này, em xin chỉ xét hiệu quả của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ trên góc độ ngân hàng.
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là một phạm trù hiệu quả kinh tế, phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, và được đo bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian, giúp khách hàng thanh toán tiền hàng, nhận hàng hoá đầy đủ, đúng quy định trong hợp đồng ngoại thương, ngân hàng còn có thể giúp khách hàng xem xét hợp đồng ngoại, đánh giá giúp khách hàng, giúp khách hàng về vốn ….Đồng thời những dịch vụ đó ngân hàng nhận được phí dịch vụ. Cũng như tất cả
các dịch vụ khác, thì TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá là hiệu quả khi hoạt động đó mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín cho ngân hàng.