Các yếu tố tác động tới hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 32 - 43)

thức tín dụng chứng từ của NHTM

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chưng từ của NHTM nhưng có thể phân thành hai nhóm yếu tố cơ bản là nhóm các yếu tố khách quan ngân hàng và nhóm các yếu tố chủ quan của ngân hàng.

1.2.3.1. Yếu tố khách quan

- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM.

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.

- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu...hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.

- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạt động TTQT phát triển. Ngoài ra, tình hình hoạt động ản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM.

1.2.3.2. Yếu tố chủ quan

- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM

Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ. Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, bởi vì các phương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu lực quốc tế. Muốn thực hiện được công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có chuyên môn cao. Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định.

- Công nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều rất quan tâm đến hoạt động TTQT. Tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên. Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu.

- Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời 33 các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch.

- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT: Các hoạt động kinh

doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạt động TTQT của NHTM.

- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

Trên đây là những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM.

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT

CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1.1. Khái quát hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 48/ QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 cán bộ và đến nay là 129 cán bộ.

Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại tòa nhà C3 –Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Có mạng lưới phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt ,Thanh Xuân,…và thành lập phòng giao dịch số 6 tại trờng KTQD. Phòng giao dịch số 1 chi nhánh Giảng Võ, chi nhánh Tây Đô và chi nhánh Nam Đô.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hóa chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều ngân hàng khác nên đối với chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất ,các mối quan hệ , phong cách phục vụ tuyên truyền ,tiếp thị ,đổi mới công nghệ ,linh hoạt về lãi suất đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng …Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luôn được điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNN &PTNN VN và các ngân hàng khác đánh giá là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả và có qui mô lớn.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công nhiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNN& PTNN Nam Hà Nội

luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình.Vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu, đóng góp của chi nhánh trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế.

Các lĩnh vực hoạt động chính của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là: huy động vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân với hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá , bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước .

Năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi cơ chế điều hành lãi suất đối với nền kinh tế từ chế độ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thỏa thuận ; cạnh tranh lãi suất của các TCTD trên địa bàn đặc biệt là tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp lớn ; sự biến động bên ngoài của đồng nội tệ so với đô la Mỹ trong năm 2003, sự biến động của thị trờng đất đai theo từng vùng cũng ảnh hưởng khá mạnh tới tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN &PTNN Nam Hà Nội ; một số cơ chế điều hành nội ngành thay đổi cũng tác động tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh như cơ chế điều hành lãi suất huy động từng thời kì, cơ chế bảo đảm tiền vay ..( thiếu sự đồng nhất trong cơ chế lãi suất giữa các ngân hàng thơng mại, giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với liên doanh và các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh) Đó chính là những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời kì này. Tuy nhiên, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực và kết quả kinh doanh đã đạt vượt mức đề ra. Tổng thu là 120.440 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 83.239 triệu đồng, đạt 189% kế hoạch giao.Trong đó thu từ hoạt động tín dụng 46.667 triệu đồng chiếm 39% tổng thu và 88% thu nội bảng ,thu dịch vụ và thu khác chiếm 12% tổng thu nội bảng. Tổng chi là 89.599 triệu .Chênh lệch thu nhập – chi phí: Cả năm 2003 đạt là 30.841 triệu, tăng so kế hoạch giao năm 2003 là 20.034 triệu. Chênh lệch lãi suất bình quân: 0,335%/tháng. Hệ số tiền lương cả năm là 2,06.

Bước sang năm 2004 ,sự biến động về tình hình kinh tế chính trị thế giới lớn: chiến tranh, khủng bố gia tăng, giá dầu lửa, giá vàng tăng quá cao, lãi suất của đồng USD tăng nhiều lần...Tình hình trong nước: sức cạnh tranh yếu của nền kinh tế chậm được khắc phục lại gặp phải tình trạng bùng phát về dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá cả tiêu dùng tăng 9,5%... ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng. Mặt khác, sự phát triển nhanh màng lới của các ngân hàng trên địa bàn, việc tăng mức dự trữ an toàn chi trả, tình trạng khan hiếm vốn, hệ thống thông tin chưa đầy đủ ...đã làm tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính cạnh tranh trên thị trường Tài chính- Tiền tệ và tăng khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng.Tổng thu của Chi nhánh năm 2004 đã tăng 86 tỷ so với năm trước (tăng 72%). Tổng chi đạt 163 tỷ tăng 73 tỷ so với năm trước (tăng 82%). Chênh lệch thu chi trước thuế tăng 52% so với năm trước.Hệ số tiền lương tăng 17% so với năm trư- ớc.

Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, là năm cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Kinh tế Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, bão lụt tàn phá, dịch H5N1 nhưng vẫn ổn định về chính trị và phát triển mạnh về kinh tế, tốc độ tăng trởng GDP cả nước đạt 8,4%. Năm 2005 cũng là năm giá cả, lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động như giá xăng dầu, giá sắt thép, cà phê, giá vàng, lãi suất USD, lãi suất huy động vốn...Năm 2005 là năm thứ 5 trong chặng đường phát triển của Chi nhánh Nam HN, là năm thứ tư trong đề án phát triển 5 năm tại các Đô thị lớn của NHNo VN, là năm phấn đấu nâng hạng doanh nghiệp của Chi nhánh, đây là động lực quan trọng tác động đến mọi công tác chỉ đạo điều hành và hành động của Chi nhánh. Cán bộ công nhân viên chi nhánh đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Cụ thể là: tổng thu đạt 333 tỷ đồng tăng thêm 125 tỷ đồng so năm trước, tốc độ tăng trưởng 60%. Nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh vẫn là thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng 98% nguồn thu. Trong đó thu phí điều vốn từ Trụ sở chính là 232 tỷ, chiếm tỷ trọng 70% tổng thu của Chi nhánh. Đây là 1 yếu tố chính ảnh hưởng lãi suất bình quân đầu ra của Chi nhánh khó có khả năng cao lên được.Tổng chi là : 274 tỷ đồng tăng 110 tỷ đồng so năm trước, thấp hơn mức tăng thu 15 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 68%. Chi phí chủ yếu của Chi nhánh cũng là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay vốn : 244 tỷ, chiếm tỷ trọng 89% tổng chi. Ngoài ra năm 2005 còn có những khoản phí tăng thêm theo chế độ lương mới, và chế độ trích DPRR mới theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Bảng 1 :Kết quả tài chính năm 2004 và năm 2005 Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 KH TH 2005 So sánh +/- 2004 KH +Tổng thu - Thu lãi - Thu DV +Tổng chi - Chi trả lãi - Thu trả phí - Chi khác

+Chênh lệch (chưa lương) +Hệ số tiền lương

+Chênh lệch lãi suất

208150 201775 6375 164255 147426 1016 14157 43895 248 0,307 44918 135 0,354 332929 324481 8448 274485 243902 859 29721 58444 2,41 0,40 124779 122706 2073

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tù tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 32 - 43)