- Tận dụng được phế liệu, hệ số sử dụng vật liệu cao
2.2 Định nghĩa và phân loại các nguyên công dập tấm
Tất cả các nguyên công tạo hình vật liệu tấm được hệ thống hóa và phân loại theo những đặc điểm của quá trình biến đạng công nghệ
Theo đặc điểm biến dạng của quá trình dập tấm, người ta chia thành 2 nhóm chính:
+Biến dạng cắt vật liệu +Biến dạng dẻo vật liệu
———-———---————-———
án tốt — Nguyễn Viết H¿i-Phạm Anh Linh
Nhóm các nguyên công cắt vật liệu nhằm tách 1 phần vật liệu này ra khỏi 1
phần vật liệu khác theo 1 đường bao khép kín hoặc không khép kín và vật liệu
bị phá vỡ liên kết giữa các phần tử tại vùng cắt.
Nhóm các nguyên công biến dạng dẻo vật liệu nhằm thay đổi hình đạng và kích thước bể mặt của phôi bằng cách phân phối lại và chuyển dịch thể tích vật
liệu để tạo ra các chỉ tiết có hình dạng và kích thước cần thiết nhờ tính dẻo và
không bị phá hủy tại vùng biến dạng. Trong đa số trường hợp chiểu dày vật liệu phôi hầu như không thay đổi hoặc thay đổi nhỏ nhưng không chủ định.
Trong quá trình dập tấm người ta có thể dập riêng biệt từng nguyên công hoặc có thể kết hợp 2 hay nhiều nguyên công trên cùng 1 khuôn
Khi dập riêng biệt từng nguyên công nói chung năng suất thấp, độ chính xác chỉ tiết thấp nhưng ưu điểm là khuôn đơn giản, dễ chế tạo, giá thành thấp phù hợp
với sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ.
Khi kết hợp 2 hoặc nhiều nguyên công trên cùng 1 khuôn người ta gọi là
dập liên hợp.
Dập liên hợp sẽ cho năng suất cao, độ chính xác chỉ tiết cao, đồng thời giảm được số lượng thiết bị, giảm số công nhân do đó hạ được giá thành sản phẫm,
nhưng nhược điểm là khuôn phức tạp, độ chính xác gia công cao, khó chế tạo đo
đó giá thành khuôn đắt, khó sưã chữa và thay thế khi hỏng hóc. Vì vậy dập liên
hợp được áp dụng thích hợp khi sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
Tùy theo các phương pháp kết hợp giữa các nguyên công, dập liên hợp được
chia thành 3 dạng chính :
Dập phối hợp là phương pháp đồng thời hoàn thành 1 số nguyên công khác
nhau trên cùng l bộ khuôn trong 1 hành trình của máy với 1 lần đặt phôi, khi
dập phối hợp sau 1 hành trình làm việc của máy ta nhận được chỉ tiết hòan
chỉnh, các bước dập có thể được thực hiện trong cùng 1 thời điểm hoặc trước sau
theo trình tự nhưng ở cùng vị trí của khuôn,
Dập liên tục là phương pháp kết hợp 2 hay nhiều nguyên công khác nhau
trên cùng 1 khuôn được thực hiện liên tiếp nhau bởi những cặp chày cối riêng
biệt trong 1 số hành trình của máy và có sự dịch chuyển phôi từ chày này sang chày khác.
Dập liên tục - phối hợp là phương pháp kết hợp cả 2 phương pháp trên để
hoàn thành 1 số nguyên công trên cùng 1 khuôn.
Dập phối hợp thường được áp dụng để chế tạo các chỉ tiết có dung sai độ lệch tâm nhỏ và có yêu cầu cao về độ phẳng nhưng việc chế tạo khuôn phức tạp hơn,
khối lượng lao động lớn hơn so với khi chế tạo khuôn liên tục.
Khả năng kết hợp giữa các nguyên công rất đa dạng và phong phú, có thể kết
hợp các nguyên công cắt - đột với nhau tùy theo hình dạng và kích thước của chỉ
tiết, sự sáng tạo của người thiết kế công nghệ, các chỉ tiết dập tấm có thể được
————————-————-———.--—-—