Quy chế và tổ chức thẩm định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương hai bà trưng (Trang 42 - 45)

II. Quy trình thẩm định dự ánđầu t tại Ngân hàng công thơng Hai Bà Trng

1. Quy chế và tổ chức thẩm định.

1.1 Căn cứ tiến hành thẩm định

Với tinh thần làm việc theo một cơ chế pháp lý thống nhất, công tác thẩm định dự án đầu t tại Ngân hàng công thơng Hai Bà Trng đợc tiến hành dựa trên các căn cứ sau:

- Luật các Tổ chức Tín dụng ngày 26/12/1997.

- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN 1 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam.

- Hớng dẫn của Ngân hàng công thơng Việt nam về Quy chế cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ban hành ngày 25/8/2000 và văn bản số 104/CV- HĐQT-NHCT5 ban hành ngày 20/10/2000.

Trên nền tảng pháp lý nh vậy, ngân hàng thu thập thông tin - nguyên liệu đầu vào của quy trình thẩm định - chủ yếu từ hồ sơ dự án do chủ đầu t trình lên. Các tài liệu ngân hàng cần quan tâm gồm có: giấy đề nghị vay vốn, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án, phơng án trả nợ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hồ sơ về các biện pháp bảo đảm tài sản...

1.2. Cơ cấu tổ chức thẩm định

Dự án đầu t đợc chủ đầu t gửi đến ngân hàng. Theo văn bản Hớng dẫn của Ngân hàng công thơng Việt nam về Quy chế cho vay và bản Hớng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng, từ việc tiếp nhận hồ sơ xin vay cho tới quyết định cho vay, thanh lý hợp đồng tín dụng đợc chia làm 2 khâu:

- Kiểm tra, thẩm định dự án, xác định việc quản lý và thu hồi vốn vay. - Xét duyệt và quyết định cho vay.

Giữa 2 khâu trên có sự độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm. Cụ thể, bộ phận trực tiếp cho vay sẽ kiểm tra tài liệu khách hàng gửi đến, thẩm định tính hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ vay của khách hàng để đa ra đề xuất cho vay hoặc từ chối. Sau đó thực hiện các bớc giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu nợ. Trong khâu này việc thẩm định dự án trớc khi cho vay rất quan trọng. Các cán bộ tín dụng sẽ thực hiện những công việc sau:

Điều tra thực tế: Cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để bổ sung những thông tin cha xuất hiện trong hồ sơ hoặc để xác minh thông tin đã đợc cung cấp. Những thông tin này bao gồm tình hình sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của chủ doanh nghiệp, số lợng và chất lợng của cán bộ công nhân viên ..., qua đó có đợc cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp. Ngoài ra cán bộ tín dụng có thể thu thập thêm thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nớc, từ các ngân hàng khác mà doanh nghiệp có quan hệ, từ các đối tác bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan hữu quan, báo chí v.v.

Phân tích thông tin và lập báo cáo thẩm định: Tổng hợp và phân tích các dữ kiện là hai mặt thống nhất của quá trình thẩm định, nhằm thể hiện đợc trạng thái hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án đem lại trong tơng lai. Cuối cùng cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định theo nội dung hớng dẫn, nêu rõ quan điểm có đồng ý cho vay hay không. Báo cáo đợc Trởng phó phòng kinh doanh thông qua và trình Giám đốc chi nhánh xét duyệt.Quyết định cho vay do Giám đốc hoặc ng-

ời đợc uỷ quyền đa ra phụ thuộc vào hạn mức cho vay. Việc thẩm định dự án cũng đợc phân cấp căn cứ vào mức phán quyết tối đa của Giám đốc đối với một khách hàng.

Đối với những dự án vợt mức phán quyết, sau khi thẩm định, Giám đốc Chi nhánh đại diện cho Hội đồng tín dụng sẽ đệ trình lên Trung ơng. Bộ phận thẩm định tại Trung ơng, phòng Thẩm định đầu t và Chứng khoán, sẽ tiến hành tái thẩm định. Lúc này cán bộ thực hiện không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà yêu cầu cán bộ tín dụng tại chi nhánh cung cấp thông tin và tài liệu liên quan trừ những trờng hợp cần thiết đợc Tổng Giám đốc cho phép độc lập thẩm định. Quyết định cho vay đợc Tổng Giám đốc thông qua tại Hội đồng tín dụng Trung ơng.

Việc ra quyết định cho vay hay từ chối phải đợc thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận đợc bộ hồ sơ đầy đủ. Trong đó, thời gian thẩm định không quá 20 ngày làm việc, thời gian quyết định cho vay kể cả tái thẩm định không quá 25 ngày tại thời điểm nhận đủ bộ hồ sơ từ bộ phận thẩm định.

2. Báo cáo thẩm định dự án đầu t

Sau khi xét duyệt một dự án, cán bộ tín dụng phải gửi một báo cáo thẩm định trình lên ban lãnh đạo xem xét. Đây là loại báo cáo tín dụng quan trọng nhất đợc chuẩn bị khi có nhu cầu vay vốn từ phía khách hàng hoặc đợc lập dới dạng báo cáo tái thẩm định (Review).

Mẫu báo cáo thẩm định hiện nay gồm những nội dung chủ yếu sau:

Phần I: Tình hình tổ chức, tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu t (mô tả hình ảnh tổng thể về chủ đầu t).

Phần II: Nội dung thẩm định dự án đầu t.

- Tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay: kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ, đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ.

- Mặt kỹ thuật của dự án: Nêu tóm tắt dự án, trong đó quan tâm tới: + Tổ chức xây dựng dự án.

+ Khả năng cung cấp đầu vào của dự án. + Thị trờng tiêu thụ sản phẩm.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh:

+ Xác định các loại công suất (lý thuyết, thiết kế, khả dụng) + Xác định doanh thu và chi phí theo công suất dự kiến.

- Phân tích tài chính dự án: xác định hiệu quả và khả năng trả nợ đối với đề xuất vay.

- Các điều kiện an toàn vốn vay.

Phần III: Kết luận

- ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối cho vay của cán bộ. Đồng thời đa ra các điều kiện cho vay nh thời hạn, lãi suất, thời gian ân hạn... trớc khi phát tiền vay, xây dựng kế hoạch giải ngân, trả nợ hợp lý.

- ý kiến quyết định của Giám đốc chi nhánh hoặc Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương hai bà trưng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w