Khái quát thị trường phần mềm trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin (ADSOFT – CORP) (Trang 31 - 38)

b. Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1.Khái quát thị trường phần mềm trong nước

Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần mềm, mặc dầu ta có thể hiển thị được chương trình trên màn hình hoặc máy in. Vì vậy phần mềm có thể được ví như hồn của máy tính mà phần cứng là của nó được xem như phần xác.

Ở Việt Nam thị trường phần mềm có một khoảng trống rất lớn giữa người tiêu thụ có nhu cầu về phần mềm Tiếng Việt (cá nhân, các cơ quan, xí nghiệp…) và những nhà lập trình sản xuất ra phần mềm phục vụ cho các nhu cầu đó. Phần mềm máy tính là một sản phẩm đặc biệt không thể bày bán và tiếp thị theo kiểu thông thường như các sản phẩm khác. Người mua cần

những thông tin chính xác và đầy đủ về các tính năng, đặc điểm, cách sử dụng của chương trình hơn là dựa vào các giác quan của mình khi lựa chọn sản phẩm. Hầu hết các Doanh Nghiệp phần mềm đang kinh doanh phần mềm của mình theo kiểu hàng hoá thông thường, chỉ chú trọng quảng cáo về cảm quan hơn là cung cấp thông tin đầy đủ nên vẫn không thể làm cho nhiều người biết đến phần mềm của mình. Điều này dẫn đến tình trạng cung và cầu phần mềm không gặp nhau nên phần mềm viết ra không bán được còn người sử dụng thì không biết mua phần mềm nào để dùng.

a. Cung phần mềm.

Thị trường phần mềm Việt Nam hiện nay được cung ứng bởi hai lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp phần mềm trong nước và các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp phần mềm trong nước.

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 2700 Doanh Nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm nhưng chỉ có khoảng 800 Doanh Nghiệp là bước vào hoạt động thực sự. Phần lớn những Doanh Nghiệp này là những Công ty có quy mô vừa và nhỏ, quy mô lớn chỉ chiếm rất ít khoảng 1.5% trong tổng số. Hầu hết các Doanh Nghiệp kinh doanh phần mềm nói riêng và các Doanh Nghiệp Việt Nam nói chung năng lực quản lý và kinh doanh còn yếu kém, trình độ nguồn nhân lực lại có hạn nên mặc dù chiếm ưu thế là số đông các nhà cung ứng nhưng chỉ chiếm giữ được thị phần nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài cung ứng phần mềm.

Khảo sát của hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh HCA cho thấy có 69% số Doanh Nghiệp phần mềm chủ yếu định hướng thị trường trong nước. Điều này phản ánh một thực tế phần nhiều Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam chưa dám vươn ra thị trường nước ngoài, tuy nhiên nó cũng cho ta thấy rằng hiện tại thị trường trong nước vẫn được xem là thị trường quan trọng.

+ Các Doanh Nghiệp phần mềm nước ngoài.

Đây là những tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới có uy tín cũng như kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh phần mềm nhiều năm. Sản phẩm phần mềm của họ tiếp cận thị trường Việt Nam chủ yếu là phân phối gián tiếp thông qua các nhà nhập khẩu phần mềm trung gian. Mặc dù số lượng các Doanh Nghiệp phần mềm nước ngoài không nhiều nhưng họ lại chiếm được phần lớn thị trường Việt Nam. Nguyên nhân là họ hơn các Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam về mọi mặt từ quy mô kinh doanh, nguồn nhân lực, khả năng tài chính, thiết bị công nghệ…cho đến các hoạt động nghiên cứu và triển khai marketing. Có thể kể đến một số nhà cung cấp phần mềm tên tuổi như: Microsoft, Oracle…

b. Cầu phần mềm.

Hiện nay phần lớn cầu thị trường phần mềm chủ yếu vẫn dựa vào sức mua của các tổ chức và Doanh Nghiệp nhà nước bao gồm: các tổng Công ty lớn, các cơ quan Chính Phủ, các ngân hàng, trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác… Đối với Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin thì khách hàng chủ yếu hiện nay là các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ có quy mô lớn.

Khi quyết định sử dụng phần mềm quản lý khách hàng thường đứng trước nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh những sự lựa chọn như sẽ sử dụng phần mềm của nhà cung cấp nào? Mức giá phần mềm như thế nào thì phù hợp… còn có một sự lựa chọn rất đáng quan tâm đó là nên mua một phần mềm đóng gói hay là đặt hàng theo yêu cầu của mình và gửi đến một Công ty cung cấp phần mềm nào đó. Tuy nhiên phần mềm đóng gói hay đặt hàng theo yêu cầu đều có những ưu nhược điểm riêng của nó. Bởi sự lựa chọn này sẽ có những tác động rất lớn trong quá trình khai thác và sử dụng về sau nên khách hàng cần thiết phải những nguồn thông tin tham khảo.

+ Phần mềm đóng gói.

Đây là một loại phần mềm được các nhà sản xuất đầu tư nghiên cứu, tổng hợp từ những lần khảo sát nghiên cứu thực tế các nghiệp vụ hoặc một số lĩnh vực nào đó của Doanh Nghiệp. Từ những thông tin khảo sát thu thập được kết hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng của Doanh Nghiệp nhà sản xuất sẽ tập hợp thành những điểm chung và xây dựng nên một mô hình tổng thể thống nhất khả thi thích ứng với các Doanh Nghiệp ở một mức độ nào đó. Phần mềm đóng gói có thể được chia ra làm hai nhóm chính như sau:

- Nhóm phần mềm thích ứng sử dụng được ở tất cả các ngành nghề. Với nhóm này các phần mềm đóng gói thường chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong toàn bộ các hoạt động của Doanh Nghiệp như: Phần mềm bán hàng, quản lý nhân sự, quản lý công nợ..

- Nhóm phần mềm chuyên dụng cho những ngành nghề riêng. Các phần mềm này có phạm vi ứng lớn hơn trong một Doanh Nghiệp hoạt động trong nhóm ngành nghề đó như: các Doanh Nghiệp đóng gói phục vụ quản lý cho ngành may mặc, xây dựng, Khách sạn, Nhà hàng…

Phần mềm đóng gói cũng giống như các sản phẩm tiêu dùng khác tức là khi Doanh Nghiệp mua về sẽ mang vào sử dụng mà ít được quyền yêu cầu chỉnh sửa những gì đã có mà chỉ sử dụng những tiện ích đang có mà thôi.

+ Phần mềm đặt hàng theo yêu cầu.

Ở đây Doanh Nghiệp đặt hàng phần mềm theo những yêu cầu riêng, xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Do trên thực tế đa số phần mềm đóng gói chỉ giải quyết được phần nào đó trong hàng loạt yêu cầu quản lý của Doanh Nghiệp. Bên cạnh đó, việc đặt hàng phần mềm cho một nhà cung cấp giải pháp Doanh Nghiệp sẽ nhận được những hỗ trợ khá chu đáo

trong quá trình triển khai ứng dụng và công tác bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp phần mềm….

Phần mềm đặt hàng theo yêu cầu sẽ được các nhà cung cấp thiết kế xây dựng thích ứng với những đặc điểm, quy trình hoạt động kinh doanh mà Doanh Nghiệp đang áp dụng. Điều này sẽ giúp cho Doanh Nghiệp dễ tiếp cận với các tiện ích của phần mềm, đồng thời quy trình sản xuất kinh doanh không bị xáo trộn nhiều. Vì những lợi ích mang tính thiết thực và gần gũi như vậy nên các nhà cung cấp giải pháp thường tính giá khá cao, thêm vào đó là các chi phí về triển khai, nâng cấp ứng dụng trong tương lai. Và thường thì các Doanh Nghiệp có thể phải đặt mỗi quan hệ lâu dài với nhà cung ứng phần mềm.

Phần mềm đặt hàng cũng có nhiều loại, có loại chỉ đáp ứng và chuyên sâu cho một lĩnh vực hoạt động nào đó, có loại thì bao quát và hỗ trợ tổng thể toàn bộ quy trình quản lý và các công đoạn sản xuất kinh doanh cho Doanh Nghiệp.

Bảng 3: Bảng so sánh giữa phần mềm đóng gói và phần mềm đặt hàng.

TT Tiêu chí Phần mềm đóng gói Phần mềm đặt hàng 1 Đặc điểm 1.Hướng tới những nhiệm vụ

chức năng mang tính tổng quát chung của các Doanh Nghiệp. 2. Giải quyết những vấn đề mang tính chung đó, khó đi sâu và bao quát hết tất cả những đặc điểm của đa số Doanh Nghiệp.

3. Có thể ứng dụng vào nhiểu nơi, rộng khắp cho nhiều ngành, nhiều công ty.

4. Thời gian triển khai ít, dễ cài đặt và sử dụng, với một hệ thống

1. Đa phần chỉ hướng đến và đáp ứng những nhu cầu đang có của khách hàng.

2.Giải quyết triệt để những nhu cầu đó.

3. Thường chỉ đáp ứng riêng cho đơn vị đặt hàng, rất khó đáp ứng cho các Doanh Nghiệp khác.

công cụ giúp đỡ và không phức tạp lắm về chức năng.

2 Mục đích ứng dụng

Hướng đến nhiều Doanh Nghiệp, các nghiệp vụ chuẩn mang tính chung.

Hướng đến nhu cầu cụ thể thực tế của một Doanh Nghiệp. 3 Khả năng ứng

dụng

Giải quyết được một phần nào đó trong số các nhu cầu.

Giải quyết khá triệt để các yêu cầu của đơn vị đặt hàng.

4 Phạn vi ứng dụng

Rộng, nhiều ngành nghề… Hẹp thường chỉ một Doanh Nghiệp.

5 Giá cả chi phí Rẻ hơn, ít hơn Đắt hơn, nhiều hơn 6 Sự hỗ trợ Ít hơn, kém hơn nhiều hơn, tốt hơn 7 Khả năng phát

triển

Cập nhập theo phiên bản Có thể thực hiện ngay

(Nguồn: theo tạp chí Tin Học và Đời Sống)

Vậy chọn sản phẩm phần mềm đóng gói hay đặt hàng là giải pháp cho một nhà sản xuất phần mềm nào đó. Đây là một trong những vướng mắc thường xuất hiện khi Doanh Nghiệp đặt ra nhu cầu tin học hoá hay ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. Cả hai điều có những điểm mạnh điểm yếu riêng vì thế sẽ có những tác động khác nhau đối với Doanh Nghiệp.

Đối với các Doanh Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhỏ, hẹp với quy mộ không lớn các nghiệp vụ chức năng hoạt động ổn định theo chuẩn mực như: Bán hàng, dịch vụ kho bãi, suất nhập khẩu… vì mức đầu tư cho các phần mềm quản lý không nhiều nên hướng đến các giải pháp đóng gói. Điều đó sẽ giúp cân giữa vấn đề chi phí và hiệu quả khai thác phần mềm. Đối với các Doanh Nghiệp có nhiều điểm riêng biệt trong hoạt động và có thể thay đổi quy trình bất kỳ lúc nào thì nên hướng đến việc sử dụng phần mềm đặt hàng theo yêu cầu quản lý cho một nhà cung cấp giải pháp nào đó. Đồng thời thiết lập một kênh quan hệ với nhà cung cấp giải pháp này.

Bởi vậy để thích ứng với nhu cầu của thị trường các nhà cung cấp giải pháp ngày nay bên cạnh việc phân ra các sản phẩm đóng gói và các phần

mềm sản xuất theo đơn đặt hàng thì họ đã tích cực kết hợp hai phân loại này thành một thể thống nhất và linh động hơn. Điều này vừa giúp ích cho các nhà sản xuất đồng thời cũng mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích thuận lợi và dễ dàng hơn trong vấn để lựa chọn phần mềm.

Bảng 4: Thị trường Công Nghệ Thông Tin Việt Nam (2004 – 2007).

Đơn vị: triệu USD

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

685 918 1239 1735

% tăng 34.0 35.0 40.0

(Nguồn: Hội Tin học Thành Phố Hồ Chí Minh) 2.1.2.2.Khái quát thị trường nước ngoài.

Đối với thị trường nước ngoài, các Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu cung cấp dịch vụ SOFTWARE OUTSOURCING – Gia công phần mềm. Một số Doanh Nghiệp muốn tham gia thị trường gia công phần mềm cần phải đầu tư nghiên cứu phát triển để có được một trình độ chuyên môn sâu, hiểu rõ quy trình nghiệp vụ để phân tích và thực hiện đúng yêu cầu của bài toán đặt ra, đồng thời phải có một quy trình đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của đối tác. Các Doanh Nghiệp phần mềm hoàn toàn có thể thông qua các dự án làm gia công phần mềm cho đối tác nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất, khả năng nghiên cứu phát triển và quy trình quản lý chất lượng, từ đó từ đó có thể xây dựng được thương hiệu khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Kinh nghiệm của Ấn Độ, AiLen, Trung Quốc cho thấy các Doanh Nghiệp phần mềm lớn của các nước này điều đi lên từ cung ứng dịch vụ gia công phần mềm chứ không phải là phần mềm đóng gói. Thực tế ở Việt Nam các Doanh Nghiệp phần mềm lớn và thành công hiện nay cũng đều là những Doanh Nghiệp định hướng làm gia công phần mềm cho nước ngoài.

Vừa qua Việt Nam đã được các tổ chức Quốc Tế xếp hạng thứ 20 trong 25 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm. Nếu như các Doanh Nghiệp định hướng thị trường nội địa gặp khó khăn về thông tin (thiếu việc làm) thì khó khăn lớn nhất của các Doanh Nghiệp định hướng thị trường gia công phần mềm lại không phải là thiều việc làm mà là thiếu người làm.

Quan tâm hàng đầu của các Doanh Nghiệp phần mềm làm gia công là phát triển nguồn nhân lực và nâng cao quy trình quản lý chất lượng. Các thị trường lớn của các Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay là Bắc Mỹ và Nhật Bản, trong đó Nhật Bản đang được nhiều Doanh Nghiệp quan tâm do sự quan tâm của Chính Phủ và Doanh Nghiệp của Nhật Bản đối với Doanh Nghiệp phần mềm Việt Nam, cũng như các thuận lợi về văn hoá, địa lý. Đây cũng là một cơ hội cho Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ Thông Tin.

Một phần của tài liệu Phát triển khách hàng của Công ty cổ phần phát triển phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin (ADSOFT – CORP) (Trang 31 - 38)