Các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 27 - 31)

Thứ nhất: Chỉ tiêu về sản lượng xuất khẩu giầy

Chỉ tiêu về số lượng giầy xuất khẩu càng lớn nói lên mức tiêu thụ tại các thị trường cũng tăng lên, đồng thời cho thấy sản phẩm giầy đã được tiếp nhận, đáo ứng được với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng không chỉ trong và ngoài nước

Cũng theo Lefaso, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 3,59 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005, sản lượng xuất khẩu 579 triệu đôi giày dép các loại.Trong các mặt hàng da giày xuất khẩu, mặt hàng giày thể thao đạt 381 triệu đôi, trị giá 2,63 tỷ USD, chiếm 73 % tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Đến cuối năm 2006, trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam và nước ta được xếp vào thị trường sản xuất giày dép của thế giới (chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ). Tính chung cả năm 2007 nước ta đã xuất khẩu được 602.8 triệu đôi giầy với trị giá 39.93 triệu USD tăng 11.8 % về số lượng và tăng 11.2 % về trị giá so năm 2006 so các chỉ tiêu đã đề ra xuất khẩu giầy của cả nước năm 2007 đạt 99.83 %. Đến năm 2010, ngành da giầy Việt nam đặt mục tiêu trở thành ngành công nghiệp nhẹ xuất khẩu trọng điểm với số lượng đạt 720 triệu đôi giầy dép các loại.

Thứ hai: Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu giầy

Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm càng cao đồng nghĩa với việc tiềm năng của sản phẩm cũng tăng lên và phù hợp với nhu cầu thị trường hơn. Năm 1992, ngành da giày đã xuất khẩu được 5 triệu USD và liên tục tăng trưởng. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu da giày sau 10 năm đã tăng

369,2 lần, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu da giày đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italy.

Năm 2006, trước tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều biến động do ảnh hưởng của các vụ kiện bán phá giá các loại giày mũ da xuất khẩu vào thị trường các nước châu Âu (EU) nhưng ngành da giày vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, mở rộng được thị trường… Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày cả nước đạt khoảng 3,56 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2005, đã vượt 6,1% so với kế hoạch (3,35 tỷ USD). Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành da giày Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với 2005, chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Inđônêxia vào thị trường Hoa Kỳ năm 2004 giảm 13,5% so với năm 2003 và 32,2% so với năm 2002, kim ngạch xuất khẩu giày dép cuả Thái Lan vào thị trường Mỹ chỉ đạt 292 triệu USD, giảm so với 315 triệu USD năm 2001. Với thực tế trên, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian tới.

Năm 2007, xuất khẩu một số loại giầy, dép tiếp tục tăng mạnh. Điển hình như kim ngạch xuất khẩu giầy thể thao đế/mũ cao su/plastic tăng tới 116,64%; giầy thể thao mũ da tổng hợp tăng 81%, giầy mũ da tổng hợp tăng 41,6%. Nhưng bên cạnh đó, giá nhiều loại giầy, dép bị giảm mạnh so với năm 2006. Cụ thể, giá giầy mũ nguyên liệu dệt giảm 24,8% xuống 5,86 USD/đôi; giá giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 19,5% xuống 8,35 USD/đôi; giầy tennis,giầy bóng rổ giảm 12,4% xuống 9,66 USD/ đôi. …Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 2/2008

ước đạt 300 triệu USD, tính chung 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại đạt khoảng 769 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước

Thứ ba: Chỉ tiêu về thị trường

Chỉ tiêu về thị trường nó phản ánh tốc độ bao phủ thị trường quốc tế. Nếu tốc độ số lượng thị trường xuất khẩu càng cao cho thấy sản phẩm đang được mở rộng hoặc đánh giá được khả năng thâm nhập thị trường mới của sản phẩm xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang đa số các thị trường lớn đều tăng về lượng và giá trị so với các năm trước đó. Trong số các thị trường xuất khẩu thì EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam bởi khối lượng tiêu dùng cao và đây là vùng khí có khí hậu hàn đới, thời tiết quanh năm lạnh nên nhu cầu về da giày rất lớn. Hàng năm, 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70% thị phần, Mỹ 20% thị phần, Nhật Bản 3% thị phần, Việt Nam là nước đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Inđônêxia về xuất khẩu giày dép vào EU.

Theo dự báo, xuất khẩu giày dép của nước ta sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa, một đối thủ cạnh tranh khác là Brazil cũng đang gặp khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ, do đồng tiền Real mạnh lên so với đồng đô la Mỹ. Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, xuất khẩu giày dép cũng đã ghi nhận sự phục hồi của thị trường Italia và Tây Ban Nha sau một thời gian dài sụt giảm, tăng trưởng chậm. Thị trường Italia tăng 13% đạt 36,51 triệu USD và xuất sang Tây Ban Nha đã tăng 19%, đạt 19,39 triệu USD trong quý I/ 2005. Tuy nhiên, xuất khẩu vào hai thị trường trọng điểm Đức và Pháp lại gặp nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và mức giá đều giảm.

Tại Đức, xuất khẩu giày dép bị giảm 27,65% so với cùng kỳ năm 2004, kim ngạch đạt gần 71 triệu USD. Mặt hàng chính xuất vào thị trường này vẫn là giày thể thao, tuy nhiên đơn giá xuất khẩu giày thể thao sang thị trường Đức chỉ đạt mức trung bình 5,6 USD/đôi, thấp hơn khá nhiều so với mức giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường EU khác.

Tại Pháp, xuất khẩu da giày cũng giảm tới giảm 24,55% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 32,71 triệu USD. Đặc biệt, Pháp là thị trường xuất khẩu giày vải lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng giá xuất khẩu giày vải vào thị trường này chỉ đạt gần 3 USD/đôi, thấp hơn đơn giá xuất khẩu trung bình của cả nước đạt gần 4 USD/đôi và đơn giá xuất khẩu sang EU đạt mức trung bình gần 3,5 USD/đôi.

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu sang 106 thị trường, trong đó các thị trường lớn như EU, Mỹ, Mêhicô…và nhiều thị trường khác đều tăng kim ngạch xuất khẩu. Tính chung năm 2007, xuất khẩu giầy, dép của Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh nhất, tăng 56,7%, đạt 65,9 triệu USD, tiếp đến là xuất khẩu sang Nga tăng 50,6%, đạt 28,3 triệu USD…Xuất khẩu giầy, dép sang các thị trường lớn đều duy trì được mức tăng khá trong năm 2007 Ngay sau khi có phán quyết cuối cùng của EU áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất xứ Việt Nam (Trung Quốc chịu mức 16,5%), tình hình xuất khẩu dần ổn định, nhiều nhà nhập khẩu đã trở lại Việt Nam đặt hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 27 - 31)