CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY CUẢ CÔNG TY

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 72 - 74)

KHẨU GIẦY CUẢ CÔNG TY

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất khẩu giầy của các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung của ngành giầy Giầy – dép nói chung đến năm 2010

- Cơ hội:

Nền kinh tế ngày nay là một nền kinh tế thị trường đã và đang ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng đời sống ổn định, xu hướng tiêu thụ giầy dép luôn thay đổi. Với các chủng loại giầy dép không chỉ đáp ứng nhu cầu giữ ấm đôi chân, giúp cho việc đi lại đơn giản hơn mà còn đòi hỏi cao hơn về mẫu mã, chất lượng, giá cả. Nhu cầu tiêu dùng khác nhau, với từng khu vực thị trường khác nhau các loại giầy đã và đang được người tiêu dùng yêu thích như: giầy thể thao, giầy vải,...Đồng thời xu hướng tiêu dùng không chỉ dừng là một đôi giầy cho mình mà bất cứ ai cũng muốn sở hữu ít nhất 3 đôi trở nên để phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau của mình

Nhu cầu tiêu thụ giầy dép trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới, mặc dù sản xuất giầy dép tại các thị trường lớn như EU và Châu Mỹ giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng lên. Điều đó có nghĩa là nhu cầu về nhập khẩu sẽ cao. Còn đối với thị trường Châu Á, đây được coi là thị trường sản xuất giầy dép lớn nhất thế giới. Việt Nam tuy không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất giầy (kể cả da, giả da hay các chất liệu khác), song lại có ưu thế về nhân công rẻ, kỹ năng làm giầy tương đối tốt, có khả năng làm các loại giầy cao cấp, đòi hỏi tay nghề cao nên rất thích hợp cho việc sản xuất chủng loại giầy da trung và cao cấp vốn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo của người thợ. Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối so với

Trung Quốc và Indonesia khi gia công loại giầy da trung và cao cấp với nguồn nguyên liệu hoàn toàn do đối tác cung cấp. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất tương đối tiên tiến, đồng bộ vì được đầu tư mới dẫn đến năng suất cao, cùng với chi phí quản lý thấp cũng góp phần khiến giá gia công của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, một khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất mặt hàng giầy da trung cao cấp thì đó chính là một cách thể hiện và khẳng định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khách hàng thông qua sự giới thiệu của chính đối tác với các nhà nhập khẩu và bán lẻ, từ đó giành được những đơn hàng số lượng lớn với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Mặt khác, chúng ta có thể thấy ngành giày dép Việt Nam còn có những ưu thế sau: • Được EU dành cho quy chế ưu đãi GSP, sản phẩm nhập khẩu từ Việt nam bán tại các nước EU có mức giá cạnh tranh (do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực). Lợi thế này các đối tác hợp tác với Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn chính các doanh nghiệp Việt Nam.

• Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO.

• Chất lượng sản phẩm giầy dép được sản xuất tại Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU.

• Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da - Giầy Việt Nam xuất khẩu sang EU (với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004).

• Các lợi thế khác từ mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, giữa các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu EU. Đây sẽ là lợi thế tốt thúc đẩy ngành da giầy Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

Đến năm 2010, ngành da giầy Việt nam đặt mục tiêu trở thành ngành công nghiệp nhẹ xuất khẩu trọng điểm với số lượng đạt 720 triệu đôi giầy dép các loại, đạt kim ngạch xuấy khẩu 6.2 triệu USD, giải quyết 820.000 nghìn lao động. Sản xuất và đầu tư ngành giầy dép trên toàn quốc được bố trí thành 3 vùng, nhằm tạo sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ để tận dụng lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư ngành giầy dép giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu 1.844,20 tỷ đồng, đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến ngành còn thu hút 347,76 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giầy dép Việt Nam thâm nhập vào thị trường 150 nước thành viên của tổ chức này. Đồng thời chúng ta sẽ được hưởng chính sách tối huệ quốc (MNF), đối xử quốc gia và như vậy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuẩt khẩu giầy dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, kể từ ngày 6/10/2006 EU với mức thuế 10% còn những sản phẩm giầy dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trương EU. Còn đối với thị trường Mỹ, đây cũng là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua đặc biệt là sau hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w