Công tác kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp thông qua quyết toán thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội.doc (Trang 43 - 47)

các doanh nghiệp thông qua quyết toán thuế.

Để làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp, ngoài việc kiểm tra tại chỗ trên cơ sở các tờ khai hàng tháng, hàng năm, Cục Thuế Hà Nội còn tổ chức kiểm tra quyết toán thuế tại các doanh nghiệp. Kiểm tra quyết toán thuế thực chất là kiểm tra thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Việc kiểm tra quyết toán thuế giúp cho các doanh nghiệp xác định chính xác số thuế phải nộp cũng nh giúp cho Nhà nớc kiểm soát chặt chẽ đợc nguồn thu thuế của mình.

Việc thực hiện kiểm tra quyết toán thuế đợc tiến hành trên những nội dung sau:

Thứ nhất là kiểm tra tính trung thực của các nội dung trên tờ khai thuế : doanh thu bán hàng, số thuế GTGT đầu ra, giá trị vật t, hàng hoá mua vào, các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất, thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ. Việc kiểm soát doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp đợc thực hiện trên cơ sở hoá đơn, chứng từ. Hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ là chứng từ gốc để hạch toán tại doanh nghiệp. Hoá đơn cũng là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí, từ đó xác định chính xác số thuế GTGT đầu ra , số thuế đầu vào đợc khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp hoặc đợc hoàn. Việc kiểm soát chặt chẽ hoá đơn, chứng từ còn là cơ sở để xác định chính xác kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều

doanh nghiệp đã kê khai không đúng thuế GTGT đầu vào cũng nh thuế đầu ra do hiểu không đúng chế độ hoặc cố tình giấu doanh thu. Do đó việc kiểm tra sẽ chỉ ra tính hiện thực của các thông tin mà doanh nghiệp kê khai để từ đó xác định chính xác số thuế phải nộp.

Thứ hai là kiểm tra tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển chứng từ. Việc kiểm tra này sẽ phát hiện những sai phạm trong quá trình hạch toán doanh thu, chi phí vào các khoản mục khác (nh hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để trốn thuế của doanh nghiệp

Thứ ba là kiểm tra tính hợp lý của các đối tợng kế toán và nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhiều doanh nghiệp có quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ rất phức tạp, qua nhiều công đoạn. Nh trong xây dựng cơ bản, hiện tợng phổ biến là nhợng thầu, bán thầu...Việc kiểm tra đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh để áp đúng thuế suất sẽ giúp cơ quan Thuế kiểm soát chặt chẽ hơn việc tính thuế GTGT của doanh nghiệp.

Thứ t là kiểm tra tính pháp lý trong việc thực hiện chế độ tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hạch toán vào chi phí cả những TSCĐ, do đó làm tăng chi phí, giảm thuế TNDN phải nộp... Do vậy, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính sẽ giúp cơ quan Thuế xác định chính xác giá trị doanh thu, chi phí cũng nh thu nhập chịu thuế theo chế độ tài chính của Nhà nớc.

Kiểm tra quyết toán thuế hàng năm, ngoài việc kiểm tra chấp hành luật thuế, kiểm soát nguồn thu cho NSNN còn chính là thực hiện kiểm tra thực trạng tài chính của các doanh nghiệp. Qua kiểm tra, Cục Thuế Hà Nội đã phát hiện ra nhiều sai phạm, nhầm lẫn trong quá trình lập báo cáo của Doanh nghiệp, khai thác tăng thu cho NSNN.

Sau đây là bảng số liệu cho thấy Kết quả khai thác tăng thu nguồn thu thuế GTGT ở một số Doanh nghiệp sau kiểm tra quyyết toán thuế.

Bảng 2: Kết quả khai thác tăng thu Thuế GTGT qua kiểm tra quyết toán thuế

TT Tên đơn vị

Kết quả năm 1999 Kết quả năm 2000 Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch 1 CT Cơ điện trần phú 1260 1083 -177 1956 1956 0 2 CT Đt XD hạ tầng -152 -152 0 671 814 143 3 CT Khảo sát đo đạc 61 107 46 119 328 209 4 CT Xlắp&KDVTTbị 844 1091 247 688 783 95 5 CT Vận tải biển 210 235 25 -318 107 425 6 CT Công trình 246 -135 1513 1648 766 890 124 7 CTXDCôngtrình Việt - Lào 47 61 14 -483 -426 57 8 CT Địa chính Hà nội 350 372 22 274 353 79 9 CT XD Thủ đô 123 295 172 213 270 57 10 CT Xdựng số 2 1290 2595 1305 595 650 55 Tổng cộng 3898 7200 3302 4481 5725 1244

Tuy vậy, việc kiểm tra quyết toán thuế vẫn còn nhiều hạn chế do tình hình thực tế hiện nay cũng nh cách quy định xác định doanh thu trong một số lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và vận tải còn nhiều vớng mắc.

Từ khi thực hiện Luật Thuế GTGT, hoá đơn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm nhất của các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Nhìn chung, đại bộ phận các doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến trong việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ. Tuy nhiên, đã có không ít doanh nghiệp sử dụng hoá đơn, chứng từ để trốn lậu thuế, gây thất thoát cho nguồn thu NSNN. Các hình thức vi phạm phổ biến là:

- Trong thực tế, hiện nay việc sử dụng tiền mặt để mua hàng hoá còn là tình trạng phổ biến. Ngời bán sẵn sàng thông đồng với ngời mua bằng cách ghi liên 2 cao hơn liên 1 để trốn thuế cho ngời bán hàng và tham ô cho ngời mua hàng. Từ đó dẫn tới việc khai khống thuế GTGT đầu vào, làm giảm thuế GTGT phải nộp, gây thất thu cho NSNN.

- Mua hoá đơn giả ( không do Bộ Tài chính in và phát hành) để kê khai tăng số thuế đầu vào để đợc khấu trừ.

- Bán hàng xuất hoá đơn nhng không kê khai nộp thuế (phổ biến ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

- Không viết hoá đơn khi bán hàng: hình thức này phổ biến xảy ra ở các đơn vị bán lẻ và ở nớc ta, do thói quen ngời tiêu dùng rất ít khi đòi hỏi ngời bán hàng phải xuất hoá đơn bán hàng. Thói quen này đã vô tình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn thuế. Hiện nay vẫn cha có quy định xử lý nghiêm minh đối với việc bán hàng nhng không viết hoá đơn của các doanh nghiệp Đây là một trong những khó khăn, vớng mắc rất lớn đối với việc kiểm soát chặt chẽ thuế GTGT đầu ra.

- Một số doanh nghiệp báo mất hoá đơn nhng thực chất là bán và hoá đơn vẫn đợc lu hành. Nhiều doanh nghiệp lại mua lại các hoá đơn báo mất này và sử dụng làm hoá đơn đầu vào để đợc khấu trừ.

Nh vậy, có thể thấy rằng trong điều kiện bộ máy thanh tra thuế, cán bộ thuế còn mỏng, trang bị cho ngành Thuế nh máy tính, nối mạng còn thiếu, sự phối kết hợp giữa ngành Thuế và các cơ quan chức năng cha chặt chẽ, các quy định xử phạt cha nghiêm thì vẫn còn rất nhiều sơ hở trong quản lý hoá đơn để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế và rút tiền của Nhà nớc.

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng xuất hiện những vớng mắc nhất định. Theo quy định, các doanh nghiệp xây lắp đều thực hiện viết hoá đơn và kê khai doanh thu trên cơ sở biên bản nghiệm thu, bàn giao khối lợng xây dựng cơ bản hoàn thành giữa bên A( Chủ đầu t) và bên B ( Bên nhận thầu), và lúc này, bên B phải nộp thuế theo giá trị doanh thu trên, đồng thời bên A lại đợc hoàn thuế theo đúng số thuế viết trên hoá đơn. Tuy vậy, sau đó, khi cơ quan cấp vốn ( Kho bạc - đối với vốn NSNN) , hoặc cơ quan có thẩm quyền ( đối với các loại vốn khác) thẩm định lại quyết toán công trình, thì giá trị thanh toán là gía trị đợc duyệt sau khi thẩm định, thờng là thấp hơn giá trị trên biên bản nghiệm thu, bàn giao trớc đó. Vậy, thực chất doanh thu chịu thuế là giá trị khối lợng sau khi đã đợc thẩm định chứ không phải giá trị đã viết trên hoá đơn, điều này vô tình đã làm thất thoát tiền thuế của Nhà nớc do số thuế đầu vào đợc khấu trừ của bên A lớn hơn số thuế đầu ra phải nộp của bên B. Đây là một trong những vớng mắc cần đợc tháo gỡ kịp thời để xác

định doanh thu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản một cách chính xác, tránh gây thất thu cho NSNN theo kiểu nêu ở trên

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội.doc (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w