Những yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển và sử dụng nguồn lực nông thôn Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.doc (Trang 67 - 71)

1 Thành phố Bắc Ninh 85,5 72,4 3,4 2Huyện Yên Phong47,85,3 32,

3.1.3.Những yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển và sử dụng nguồn lực nông thôn Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay

nguồn lực nông thôn Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, Đảng ta đã xác định phát huy nguồn lực con ngời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, vấn đề lao động - việc làm đợc xếp vào một trong 4 mục tiêu quan trọng nhất trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc, trong đó sử dụng lao động là một trong những mục tiêu cấp bách của nớc ta, trong đó có tỉnh Bắc Ninh.

Để đạt đợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến 2010 và tầm nhìn 2020 trên đây, nhất là phơng hớng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII đã đề ra thì yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là:

- Một là, phấn đấu giảm dần sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động do sự gia tăng nguồn nhân lực và sức ép của việc làm cần giải quyết ngày càng lớn. Theo dự báo đến năm 2010 dân số Bắc Ninh sẽ vợt ngỡng 1 triệu ngời. nguồn nhân lực vẫn có xu hớng tăng, chiếm 53,7% dân số năm 2010 chiếm khoảng 55,2% và 2015 khoảng 57,1% với tốc độ tăng bình quân 2,02 - 2,03%/năm thì mỗi năm tỉnh Bắc Ninh tăng trên 10 nghìn lao động. Trong khu vực nông nghiệp nông thôn dự báo đến năm 2010 số lao động sẽ là 572 ngàn ngời chiếm 63,4% dân số nông thôn, nh vậy từ nay đến 2010 Bắc Ninh giải quyết việc làm cho gần 50 ngàn lao động [55, tr. 36]. Nh vậy, nguồn lực lao động nông thôn trong giai đoạn tới đặt trong môi trờng sức ép về tình trạng thiếu việc làm (cả nông thôn và thành thị) còn rất lớn. Điều này sẽ tác động

mạnh mẽ đến phơng thức tăng trởng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hai là, nâng cao chất lợng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn nói riêng. Sự phát triển mạnh mẽ trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo ra những điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Nhân loại đang từng bớc phát triển kinh tế tri thức. Chính vì vậy, trong điều kiện hội nhập khả năng cạnh tranh của mỗi nớc phụ thuộc nhiều vào chất lợng nguồn nhân lực và tri thức khoa học - công nghệ. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là tổ chức thơng mại thế giới (WTO), đòi hỏi nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế sản phẩm và doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi cấp bách là phải nâng cao chất lợng nguồn nhân lực.

- Ba là, tạo nhiều việc làm mới trong nông nghiệp, nông thôn. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn trong những năm tới với đòi hỏi phải có sự thay đổi về chất trong phơng thức sản xuất nông nghiệp. Nét chung nhất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phơng tiện và phơng pháp tiên tiến hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Nh vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự kết hợp chặt chẽ của quá trình:

- Quá trình chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế dựa trên sự phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, xét trên giác độ sử dụng lao động và việc làm đó là quá trình tăng về cầu lao động.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động dựa trên cơ sở cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt

tới năng suất cao, đó là sự thay đổi cơ cấu và chất lợng cung về lao động cho phù hợp với cầu về lao động.

Để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần tập trung nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Đây thực chất là sự biến đổi từ phơng thức sản xuất nông nghiệp truyền thống theo chiều rộng hiệu quả thấp sang sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu hiệu quả cao. Sự tăng trởng trong nông nghiệp chủ yếu do nâng cao năng suất lao động của toàn bộ các yếu tố sản xuất mang lại. Nh vậy, tăng trởng của nông nghiệp sẽ có ảnh hởng quan trọng, tích cực tới việc làm của ngời lao động. Trớc hết, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo cơ hội mới cho việc làm (sức lao động ở nông thôn) bởi vì số lợng việc làm nhiều hay ít chủ yếu do quy mô và tốc độ phát triển kinh tế quyết định. ở đây, sự chuyển đổi trong phơng thức tăng trởng trong nông nghiệp là dựa trên cơ sở tái sản xuất mở rộng, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Những tiến bộ khoa học công nghệ đợc áp dụng vào nông nghiệp không những thúc đẩy nâng cao năng suất lao động mà còn nâng cao trình độ sản xuất chuyên môn hóa, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các lĩnh vực sản xuất mới... điều này sẽ tạo ra những nhu cầu mới về lao động.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác cũng phải thấy rằng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ đặt ra những thách thức mới đối với việc làm đầy đủ cho ngời lao động ở nông thôn. Trớc hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu sẽ dẫn đến cấu tạo hữu cơ của t bản tăng, làm tăng thêm mức độ khó khăn cho việc làm của nông dân, Nền nông nghiệp hiện đại với tiêu chí là cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và cải tạo giống với việc nâng cao trình độ kỹ thuật sẽ làm cho lợng sử dụng lao động nông nghiệp giảm đi. Đồng thời, các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn - kênh chủ yếu để thu hút lao động trong nông nghiệp, do cạnh tranh thị trờng và trao đổi sản phẩm sẽ giảm năng lực thu nạp lao động. Mặt khác, cùng với sự chuyển biến của phơng thức tăng trởng kinh tế, kết cấu của các ngành sản xuất khu vực thành thị và nông thôn

cũng không ngừng đợc nâng cấp, yêu cầu về trình độ việc làm cũng đợc nâng lên tơng ứng, do vậy kết cấu việc làm của lao động nông thôn cũng sẽ chuyển biến dần từ chỗ chủ yếu là thể lực sang chủ yếu là trí lực hoặc kết hợp cả thể lực và trí lực, đòi hỏi ngời lao động phải có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật ngày một cao.

Nh vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động đến việc sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn ở chỗ chuyển từ giai đoạn việc làm theo kiểu số l- ợng, hiệu quả thấp sang giai đoạn việc làm theo kiểu chất lợng lấy hiệu quả làm cơ sở và thớc đo. Trong quá trình này, việc làm của ngời lao động nông nghiệp nông thôn có cả cơ may lẫn trở ngại. Việc làm có đầy đủ hay không, then chốt của vấn đề chính trị là việc nâng cao chất lợng của lực lợng lao động và sự tối tu hóa kết cầu việc làm xã hội trên cơ sở xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả.

Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tác động đến việc sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, dịch vụ để tạo ta "điểm ngoặt" về sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động của nền kinh tế. Để có thể đạt đợc mục tiêu chiến l- ợc là tốc độ tăng trởng nhanh bền vững, tạo thêm nhiều việc làm và giảm nghèo thì cần có sự thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với chỉ tiêu tốc độ tăng trởng đạt 15 - 16% thời kỳ 2006 - 2010, 13% giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 12% thời kỳ 2016 - 2020. GDP trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 17,8% và tỷ trọng trong GDP chiếm 53,3%; tơng ứng GDP trong khu vực dịch vụ tăng bình quân hàng năm (2006 - 2010) khoảng 15,1% và chiếm tỷ trọng là 29,5% [55, tr. 31]. Những chỉ tiêu trên tỉnh Bắc Ninh có thể đạt đợc, tuy nhiên để có thể đạt đợc mục tiêu thu hút lao động vào hai lĩnh vực (công nghiệp và dịch vụ) nói trên, hay nói một cách khác là để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới đòi hỏi Bắc Ninh phải có sự thay đổi trong phơng thức và chất lợng tăng trởng. Những phân tích về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong

tỉnh trong thời gian qua cho thấy khu vực công nghiệp chú trọng phơng thức tăng trởng thiên về thu hút vốn hơn là thâm dụng lao động đã hạn chế động lực cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh. Vì vậy, cần có sự chuyển dịch trong đầu t sang các hoạt động công nghiệp, sử dụng nhiều lao động nói chung và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu nói riêng. Nếu không có sự chuyển dịch này vấn đề tạo nên việc làm cho ngời lao động là rất khó khăn. Ngoài ra, việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa cũng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lao động xã hội cả về số lợng và chất lợng. Do tác động của công nghiệp hóa sẽ dẫn đến sự phát triển của các thị trấn, thị tứ cùng với sự mở rộng và phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ thơng mại trong tỉnh sẽ dẫn đến sự tăng cầu về lao động trong các khu vực này và sẽ tạo ra sức thu hút lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Quá trình thu hút lao động cũng đồng thời với quá trình biến đổi về chất trong lực lợng lao động với xu hớng chất lợng lao động ngày càng nâng cao và hoàn thiện hơn đáp ứng đòi hỏi về nhu cầu công việc.

Vậy động lực quan trọng để Bắc Ninh có thể giải quyết căn bản về lao động - việc làm và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hớng tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Điều này chỉ có thể thực hiện đợc bằng những chính sách u tiên, tạo điều kiện và khuyến khích cho sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế t nhân trong tỉnh với khả năng tạo ra các khoản đầu t cần thiết, tạo việc làm và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh.doc (Trang 67 - 71)