Thực trạng hoạt động tại BCEC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột.pdf (Trang 40)

7 Bố cục của đề tài

2.3.2 Thực trạng hoạt động tại BCEC

2.3.2.1 Thị trường giao dịch giao ngay

Ngay sau thời điểm khai trương hoạt động tháng 12/2008, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột thực hiện tiếp nhận ký gửi của các Thành viên tham gia và tổ chức hoạt động đấu giá khớp lệnh tập trung.

Từ đó đến nay, BCEC đã có nhiều thay đổi trong giao dịch giao ngay để phù hợp hơn với người nông dân như: hạ thấp lượng cà phê ký gửi để đủ điều kiện đăng ký làm thành viên bán từ 5 tấn xuống còn 1 tấn; điều chỉnh khối lượng hợp đồng từ 1 tấn trở lên là có thể thực hiện được một phiên giao dịch trên sàn; và nhiều thủ tục hành chính khác cũng được giản lược… Sau hơn hai năm hoạt động, BCEC đã thu được một số kết quả sau:

Niên vụ 2008 - 2009, có 24 Thành viên tham gia gửi cà phê tại kho Trung tâm với tổng số lượng trên 400 tấn, trong đó giao dịch khớp lệnh là 100 tấn, số còn lại thực hiện mua bán thỏa thuận không qua khớp lệnh (hơn 300 tấn)

Niên vụ 2009 - 2010, có 43 Thành viên gửi cà phê tại kho Trung tâm, tổng số lượng trên 640 tấn, đa số đều thực hiện mua bán thỏa thuận và hiện đang còn ký gửi trên 17 tấn tại kho.

Với việc cung ứng dịch vụ tín dụng của ngân hàng ủy thác thanh toán, phần lớn các Thành viên ký gửi cà phê đều có nhu cầu và đã thực hiện vay vốn, khi thực hiện

bán hàng đã hoàn trả các khoản vay theo quy định trong hợp đồng giữa hai bên. Tổng dư nợ tín dụng từ khi triển khai đến thời điểm tháng 3 năm 2011 là trên 5 tỷ đồng.

Thông qua kết quả đạt được trong hơn 2 năm qua ta thấy số lượng các Thành viên tham gia đăng ký bán tại BCEC là một con số rất nhỏ so với số lượng các hộ nông dân trồng cà phê chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Do đó, khối lượng cà phê mua bán qua sàn cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với sản lượng cà phê thu hoạch mỗi niên vụ. Trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc các huyện có diện tích và sản lượng cà phê lớn như Cư M’gar, Krông Buk, Ea Hleo, thị xã Buôn Hồ số lượng thành viên đăng ký bán chỉ từ một đến hai thành viên. Tại tp.Buôn Ma Thuột có số lượng thành viên đăng ký bán đông nhất, 28 thành viên. Những huyện lân cận số lượng thành viên tối đa cũng chỉ là 4 thành viên (huyện Krông Pắk ).

Số lượng thành viên kinh doanh là 21 thành viên, một con số khiêm tốn so với hơn 140 doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước, trong đó có hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại tỉnh Đắc Lắc. Từ trước đến nay chỉ có 3 công ty tiến hành mua bán qua sàn đó là: công ty TNHH Olam, Cty CP cà phê An Giang, cty CP Bông vải và tổng hợp Miền Đông. Lý do các công ty vẫn chưa tham gia mua qua sàn vì họ đã quen với phương thức truyền thống là thu mua cà phê từ đại lý, nông dân và họ đã có nguồn thu mua ổn định, bên cạnh đó lượng cà phê mà nông dân gửi vào bán còn rất ít nên chưa thật sự thu hút họ quan tâm đến loại hình mua bán mới này.

2.3.2.2 Thị trường giao dịch kỳ hạn

Trước khi chính thức đưa hợp đồng kỳ hạn vào giao dịch tại sàn, BCEC đã có đợt giao dịch thử nghiệm bắt đầu từ 1/11/2010 đến 6/12/2010 nhằm giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh cà phê trên cả nước quen thuộc với sản phẩm của BCEC. Đợt giao dịch thử nghiệm này đã thu hút 105 Thành viên, Nhà đầu tư tham gia, tổng khối lượng giao dịch là 15.815 tấn và tổng giá trị giao dịch trên 1 tỷ đồng.

Ngày 15/3/2011, BCEC chính thức đưa sản phẩm giao dịch kỳ hạn vào giao dịch. Trong tháng 3, khối lượng giao dịch là 684 lô và giá trị giao dịch trên 64 triệu đồng; tháng 4, khối lượng giao dịch là 1.074 lô và giá trị giao dịch trên 100 triệu đồng, khối lượng và giá trị giao dịch tăng hơn 50% so với tháng trước. Khối lượng giao dịch trung bình một ngày chỉ đạt được 70 lô (140 tấn); tháng 5 khối lượng giao dịch là 439 lô và giá trị giao dịch là trên 44 triệu đồng. Tất cả các hợp đồng đến hạn giao hàng đều

được tất toán vào ngày giao dịch cuối cùng. Hoạt động giao dịch cà phê kỳ hạn trên sàn đã có nhiều lệnh đặt vào hệ thống nhưng không nhiều lệnh đối ứng để khớp. Đây cũng là bài toán khó đối với BCEC làm sao để tăng tính thanh khoản và sôi động của thị trường.

Hoạt động giao dịch tại BCEC khá trầm lắng, chỉ có một số ít người mua, người bán tham gia mua bán với khối lượng không đáng kể. Điều này đã hạn chế hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch, chưa gia tăng được tính thanh khoản của sàn. Rõ ràng vai trò chủ động bình ổn giá cả và hơn thế là góp phần giảm thiểu rủi ro cho gười sản xuất, kinh doanh mà BCEC đặt ra khó có thể đạt được.

2.3.2.3 Hoạt động đào tạo

Hiện nay, Trung tâm có tổng số nhân viên là 28 người với trình độ học vấn tương đối tốt. Các thành viên Ban Giám đốc Trung tâm đều có trình độ đại học, có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thương mại, gắn bó với ngành kinh doanh cà phê tại Đắc Lắc.

Trong quá trình công tác tại Trung tâm, với sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh và viện trợ của cơ quan phát triển Pháp (AFD), cán bộ của Trung tâm đã được đào tạo khá bài bản về các kỹ năng quản lý, tổ chức đưa công chức, viên chức đi khảo sát, nghiên cứu thị trường và học tập kinh nghiệm xây dựng, phát triển sàn giao dịch hàng hóa tại một số sàn giao dịch hàng hóa của nước ngoài như Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc; Sở giao dịch phái sinh Bursa, Malaysia.

Thêm vào đó, Trung tâm còn hợp tác với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Techcombank,... trong việc trao đổi kinh nghiệm tổ chức, điều hành và giám sát thị trường.

2.3.2.4 Hoạt động truyền thông

Trung tâm luôn xác định công tác nhằm phát triển thành viên, tuyên truyền, quảng cáo, thông tin và truyền thông là chương trình thường xuyên và quan trọng đối với sự thành công của sàn giao dịch. Vì vậy, Trung tâm đã đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu các chính sách và hoạt động của Trung tâm liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Năm 2009, Trung tâm đã tổ chức khảo sát huyện Cư Mgar, thành phố Buôn Ma Thuột về triển khai các chính sách phục vụ cho Thành viên gửi kho (tín dụng, giao

dịch, kho hàng,...). Thông qua đợt khảo sát đã giúp Trung tâm tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của người sản xuất cà phê. Qua đó, xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền của Trung tâm trên địa bàn tp. Buôn Ma Thuột, các huyện trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh trong niên vụ 2009 – 2010.

Năm 2010, Trung tâm đã tổ chức hội thảo giới thiệu về giao dịch cà phê Robusta kỳ hạn tại tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng để quảng bá và lấy ý kiến của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp là Thành viên kinh doanh, đối tượng tiềm năng tại tp. Hồ Chí Minh. Các buổi hội thảo thu hút đông đảo sự quan tâm với mong muốn Trung tâm nhanh chóng đưa sản phẩm giao dịch kỳ hạn đến với thị trường Việt Nam.

Cũng trong năm này, Trung tâm tổ chức ”Hội thảo phát triển thành viên niên vụ 2010-2011” cho nông dân sản xuất cà phê tại tp. Buôn Ma Thuột và các huyện Krông Pắk, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea Hleo, thị xã Buôn Hồ nhằm tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng này hiểu rõ hơn về cách thức, quy trình giao dịch và lợi ích khi tham gia giao dịch. Hôi thảo đã thu hút hơn 200 người tham gia trên mỗi địa bàn tổ chức.

2.3.2.5 Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ việc phát triển thị trường

Ngoài các nhiệm vụ chính để đưa các hoạt động giao dịch tại Trung tâm đạt hiệu quả cao như mong đợi, thời gian qua, Trung tâm cũng đã thực hiện được một số công việc nhằm chuẩn bị và hỗ trợ cho việc phát triển thị trường trong giai đoạn tiếp theo:

- Triển khai các hạng mục của Dự án hỗ trợ kỹ thuật do AFD tài trợ sau khi đã tổ chức đấu thầu thuê cố vấn quốc tế và tổ chức Hội thảo khởi động Dự án thành công (đào tạo, thuê tư vấn luật, thông tin, tuyên truyền, phát triển thành viên, khảo sát, nghiên cứu sàn giao dịch nước ngoài,...). Đến thời điểm này, đã triển khai các hạng mục và thực hiện giải ngân được trên 120.000 EUR, đạt tỷ lệ khoảng 14% tổng kinh phí Dự án.

- Thực hiện xúc tiến và ký kết ghi nhớ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước có hoạt động trong lĩnh vực giao dịch, tài chính nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ về nghiệp vụ, kinh nghiệm, chuyên gia, thông tin, đào tạo, mở rộng phạm vi hoạt động, hợp tác ngoài tầm khu vực, quốc gia (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Công ty NextVIEW – Singapore, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông

thôn - Bộ NN&PTNT, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, Trum tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại).

- Để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin giá cả cà phê hữu ích về hoạt động sản xuất, chế biến, cà phê cho các đối tượng sử dụng cũng như giới thiệu quảng bá mô hình hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột về việc mua bán cà phê qua Sở giao dịch hàng hóa, Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện tổng thể và chi tiết bản tin cà phê, bắt đầu phát hành bản tin vào tháng 11/2009.

- Tham gia cùng Phòng Quản lý Thương mại – Sở Công Thương đã và đang phối hợp với Cục Thương mại Điện tử - Bộ Công Thương triển khai nâng cấp website Trung tâm thành website thương mại điện tử cho ngành nông sản của tỉnh để cập nhật kịp thời giá cả và tin tức cho bà con nông dân.

- Cung cấp thông tin tập trung cho các tổ chức, cá nhân có tham gia sản xuất, kinh doanh cà phê vùng Tây Nguyên và cả nước, tạo sự đồng nhất và chính xác về mặt thông tin.

- Hỗ trợ cho nông dân về thông tin, dịch vụ ngân hàng, khuyến nông,… giúp người nông dân làm quen phương thức mua bán, tập quán giao dịch cà phê tại Trung tâm nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

- Giữa tháng 4/2011 BCEC bắt đầu triển khai chương trình hợp tác phát triển hệ thống kho hàng tại BCEC nhằm mở rộng các đơn vị quản lý kho hàng ở nhiều vùng, địa bàn khác nhau, thuận lợi cho hoạt động ký gửi, vận chuyển hàng hóa của người bán, mà đặc biệt là đối tượng nông dân.

2.3.3 Đánh giá vị thế và tiềm năng của BCEC

2.3.3.1 Đặc điểm mua bán cà phê qua phương thức truyền thống của đối tượng được khảo sát được khảo sát

2.3.3.1.1 Đặc điểm nơi bán cà phê của nông dân

a) Lựa chọn nơi bán ( Xem thêm phụ lục 14 đến 16)

Những nông dân được khảo sát hầu như có diện tích đất trồng cà phê nhỏ (dưới 3 ha). Với quy mô nhỏ lẻ như vậy nên có đến hơn 70% số nông dân bán cà phê cho

đại lý, gần 18% bán cho lái buôn, số còn lại bán cho công ty chế biến và xuất khẩu, và không ai bán qua sàn.

Hơn 50% biết được nơi này để bán chủ yếu là do tự tìm hiểu, gần 30% là do người mua tìm đến hỏi mua, 20% là do người quen giới thiệu. Cho thấy rằng, đa số nông dân đều chủ động trong việc tìm hiểu nơi để bán cà phê, ít khi bị động chờ người đến hỏi mua cũng như ít bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của người khác trong việc quyết định nơi bán.

b) Dịch vụ hỗ trợ tại nơi bán ( Xem thêm phụ lục 17 đến 20)

Một nửa số lượng nông dân được phỏng vấn trả lời rằng người mua có đưa phương tiện đến để lấy hàng. Chỉ có khoảng 30% trả lời là mình tự mang đến cho người mua vì khoảng cách thuận tiện. Số còn lại thì tùy vào khối lượng muốn bán mà tự mang đến giao cho người mua hay gọi người mua đến lấy. Như vậy, việc vận chuyển cà phê đến nơi thu mua hiện nay không còn là vấn đề khó khăn đối với nông dân. Đa số nông dân đều được hỗ trợ phí vận chuyển (59.2%), còn lại là do thỏa thuận giữa hai bên tức là bên nào giao hay đến lấy cà phê thì lo luôn phần chi phí.

Khi bán qua phương thức truyền thống, hơn 67% số nông dân đồng ý rằng thời gian làm thủ tục giao hàng nhận tiền nhanh gọn, chỉ 7% nông đân thấy thủ tục giao nhận tốn nhiều thời gian, và số còn lại đưa ra ý kiến trung lập.

Về dịch vụ hỗ trợ, đa số nông dân được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho vay, ứng trước (78.6%), vận chuyển (75.7%) tại nơi họ đang bán; rất ít nông dân được hỗ trợ về kho bãi để ký gửi (41.7%) và hầu như không có ai được hỗ trợ về thu hoạch, chế biến khi có nhu cầu.

c) Giá cả ( Xem thêm phụ lục 21 đến 23)

Đối với yếu tố giá cả, hơn một nửa số nông dân (59.2%) đồng ý với nhận định “giá cả hầu như do bên mua quyết định”, 30% số người không đồng ý với nhận định này, số còn lại có ý kiến trung lập.

Cũng liên quan đến yếu tố này, nhận định “ bên mua hay ép giá nông dân” có số lượng nông dân không đồng ý nhiều hơn là đồng ý (41.7% so với 32%) và 25.2% số nông dân đưa ra ý kiến trung lập đối với nhận định này.

Tiến hành kiểm định trị trung bình của hai mẫu theo cặp với độ tin cậy 95% cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ đồng ý của nông dân đối với 2 nhận định trên.

Điều này có nghĩa, nông dân cho rằng giá cả do bên mua quyết định không liên quan đến việc bên mua ép giá nông dân.

d) Yêu cầu chất lượng (Xem thêm phụ lục 24)

Đối với yêu cầu chất lượng, có 32% nông dân đồng ý với nhận định “bên mua đòi hỏi cao về chất lượng cà phê”, số còn lại thì hơn một nửa đưa ra ý kiến trung lập và gần một nửa không đồng ý với nhận định trên, tức tại nơi bán hiện tại không yêu cầu cao về chất lượng cà phê. Cho thấy rằng, chất lượng cà phê thu mua chưa thật sự được coi trọng trong phương thức giao dịch truyền thống.

Tóm lại, nông dân hiện nay có quy mô diện tích trồng cà phê nhỏ. Lượng cà phê bán chủ yếu cho các đại lý thu mua là chính. Tại những nơi bán hầu như đều có dịch vụ hỗ trợ về vận chuyển, cho vay, ứng trước cho nông dân. Giá cả mua bán được quyết định vừa dựa trên sự thỏa thuận của cả hai bên và vừa do bên thu mua đưa ra. Hiện tượng ép giá người nông dân của bên thu mua vẫn xảy ra nhưng không còn phổ biến khi bán cà phê qua phương thức truyền thống.

2.3.3.1.2 Đặc điểm mua bán của các đại lý

a) Đặc điểm bán của đại lý ( Xem thêm phụ lục 25, 26, 27)

Trong số các đại lý được khảo sát có gần một nửa là bán cà phê cho nhiều công ty khác nhau và không cố định, điều này cho thấy các đại lý có mức độ trung thành với người mua không cao. Gần 1/4 số đại lý bán cho nhiều công ty cố định; đại lý sẽ xem xét giá cả, sự hỗ trợ,… từ các công ty thu mua để lựa chọn nơi bán. Còn lại hơn 1/4 đại lý bán cà phê cho duy nhất một công ty.

Gần 50% đại lý biết đến công ty thu mua để bán cà phê là do tự tìm hiểu, hơn 25% chọn nơi bán theo lời giới thiệu của người quen và gần ¼ còn lại được công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột.pdf (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)