Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột.pdf (Trang 85 - 165)

7 Bố cục của đề tài

3.4 Giải pháp hỗ trợ

- Để thuận lợi hơn cho mọi đối tượng mua bán cà phê khi tham gia giao dịch, Trung tâm nên triển khai hình thức giao dịch từ xa. Hình thức giao dịch qua điện thoại và qua internet sẽ giúp rút ngắn bớt thời gian và giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, trung tâm cũng cần đưa ra những biện pháp để hạn chế rủi ro trong hai hình thức giao dịch mới này.

- Bên cạnh đó, trung tâm cần có kế hoạch đào tạo, huấn luyện để trang bị cho nhân viên kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính và thị trường nông sản. Các kỹ năng, kiến thức để nhận diện rủi ro và xử lý các rủi ro đó cũng rất quan trọng và cần được cập nhật, bổ sung cho nhân viên theo định kỳ. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của trung tâm.

- Song song với các hoạt động kể trên, trung tâm nên tăng cường xây dựng mối quan hệ với các tổ chức nhà nước, tổ chức bên ngoài để nhận được sự hợp tác cũng như giúp đỡ của các đơn vị này cho việc phát triển của trung tâm.

Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước

Các cơ quan nhà nước cũng như UBND tỉnh Đak Lak nên hỗ trợ, giúp đỡ trung tâm đặc biệt là về ngân sách để những kế hoạch mà trung tâm đưa ra được triển khai thuận lợi hơn, mà một trong những kế hoạch đó là nhanh chóng đưa Trung tâm trở thành Sở giao dịch hàng hóa. Có được sự hậu thuẫn của các cơ quan nhà nước thì việc phát triển của trung tâm sẽ gặp thuận lợi hơn.

Kết luận chương 3

Giai đoạn đầu tiên, nhóm đưa ra những giải pháp tập trung vào đối tượng nông dân, đại lý các công ty kinh doanh cà phê có quy mô nhỏ. Đó là: tổ chức hội thảo cho đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê, quảng cáo, quan hệ báo chí và triển khai dịch vụ vận chuyển; những giải pháp này nên được thực hiện ngay trong năm nay. Bên cạnh đó, cần phải đẩy nhanh việc thỏa thuận với những ngân hàng thương mại có chi nhánh tại các huyện để cung cấp dịch vụ cho vay bằng chứng thư gửi kho và dịch vụ thanh toán cho nông dân. Còn các đối tượng là các nhà đầu tư và công ty chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cà phê Trung tâm chỉ nên tập trung tổ chức một số buổi hội thảo, và khi đã thu hút được nhiều nông dân ký gửi thông qua báo chí mà các đối tượng này có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của sàn mà từ đó tham gia.

Về lâu dài, Trung tâm vẫn hướng đến đối tượng nông dân nhưng cũng cần tập trung vào các nhà đầu tư tài chính và công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê lớn trong nước, lúc này Trung tâm cần áp dụng giải pháp mở rộng chi nhánh, cung cấp dịch vụ hỗ trợ thông tin, tổ chức chương trình “sàn giao dịch cà phê ảo” và hội nghị giữa các tổ chức, doanh nghiệp cà phê lớn để thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư, các công ty lớn trên sàn.

KẾT LUẬN

Thị trường cà phê Việt Nam luôn biến động đã gia tăng mức độ rủi ro cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê khi tham gia mua bán qua phương thức truyền thống. Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột ra đời nhằm góp phần giảm đáng kể rủi ro cho các đối tượng này thông qua hai sản phẩm của Trung tâm là hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên hiện nay, Trung tâm hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò của nó. Do đó, bài nghiên cứu của nhóm là hướng đến xây dựng giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch của Trung tâm. Qua cuộc nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm hiểu phương thức mua bán cà phê truyền thống, từ đó nhận thấy được rủi ro mà các đối tượng sản xuất, kinh doanh có thể gặp phải và xác định được các yếu tố quyết định nơi mua bán cà phê của các đối tượng; đánh giá được mức độ thỏa mãn của các đối tượng kinh doanh, sản xuất cà phê khi tham gia mua bán qua phương thức truyền thống và qua BCEC, từ đó hiểu được nhu cầu, mong muốn của các đối tượng; đánh giá mức độ nhận biết của các đối tượng về BCEC. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp trước mắt và lâu dài cho Trung tâm như sau:

- Gia tăng dịch vụ hỗ trợ. Đó là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cho vay, thanh toán, dịch vụ cung cấp thông tin về giá cả, thị trường cà phê

- Minh bạch, rõ ràng đối với các loại phí của Trung tâm.

- Mở rộng chi nhánh của Trung tâm ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc. - Tăng cường hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, quan hệ công chúng.

Mặc dù, nhóm nghiên cứu đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, và nguồn lực nên chỉ có thể dừng lại ở các kết quả trên. Nếu có cơ hội sẽ tiến hành mở rộng mẫu nghiên cứu hơn để thu nhận được nhiều ý kiến của các đối tượng kinh doanh, sản xuất cà phê và các nhà đầu tư tài chính. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ lên kế hoạch cụ thể thời gian và chi phí thực hiện để sớm đưa giải pháp áp dụng vào thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động tại Trung tâm.

1. GS.TS Trần Ngọc Thơ – PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, Tài Chính Quốc Tế, 2011.

2. Hợp đồng tương lai và hợp đồng hóa đổi, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright niên khóa 2006-07.

3. Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Đề án thí điểm giao dịch kỳ hạn Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, tháng 3/2011

4. Bùi Thị Yến, luận văn thạc sĩ “Các giải pháp tài chính để phát triển thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam”, 2008.

5. Luận văn tốt nghiệp “ Nghiên cứu sự thỏa mãn của khách hàng với mô hình dịch vụ bán hàng đa cấp sản phẩm chức năng của công ty Lô Hội”

6. Nguyễn Thị Xuân, luận văn tốt nghiệp “ Marketing dịch vụ - thực tiễn áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam”, 2002.

7. Annual Report 2008, 2009, 2010, Bursa Malaysia.

8. Các trang web www.bcec.vn, www.giacaphe.com, www.thuongmai.vn,

www.bursamalaysia.com, www.sicom.net, www.saga.vn, www.wikipedia.org,

Phụ lục 1: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM(1990-2010)

Diện tích (Nghìn ha)

Sản lượng

(Nghìn tấn) tiêu thụ trong nướcLượng cà phê

1990 119.3 92.0 1991 115.1 100.0 1992 103.7 119.2 1993 101.3 136.1 1994 123.9 180.0 1995 186.4 218.0 1996 254.2 316.9 1997 340.3 420.5 1998 370.6 427.4 1999 477.7 553.2 2000 561.9 802.5 2001 565.3 840.6 2002 522.2 699.5 2003 510.2 793.7 2004 496.8 836.0 2005 497.4 752.1 2006 488.7 985.3 41.22 2007 506.4 961.2 51.48 2008 502.1 996.3 54 2009 536.957 1035.137 63.84 2010 537 1041.96 66.06 (Nguồn Vicofa.org)

Phụ lục 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG 5 VỤ CÀ PHÊ 2005/06 ĐẾN 2009/10

Niên vụ Khối lượng xuất khẩu ( tấn)

Giá trị ( USD) Đơn giá (USD/tấn)

2005/06 775.458 826.994.798 1.066,5

2006/07 1.083.987 1.586.387.643 1.463,5

2007/08 1.077.009 2.087.009.078 1.937,0

2008/09 1.160.767 1.775.948.567 1.530,0

2009/10 1.157.552 1.663.256.421 1436,9

Phụ lục 3: BIỂU ĐỒ GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TRONG NƯỚC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

(Nguồn: giacaphe.com)

Phụ lục 4: DIỆN TÍCH CÀ PHÊ PHÂN THEO HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

( Đơn vị: ha)

ĐỊA BÀN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số 174.740 178.903 182.434 181.960

Tp. Buôn Ma Thuột 14.241 114.299 13.823 13.486 Huyện Ea Hleo 18.440 19.214 20.025 20.025

Huyện Ea Súp 31 31 31 31

Huyện Krông Năng 24.022 24.966 25.662 25.662 Huyện Krông Búk 20.975 20.947 21.049 21.156

Huyện Buôn Đôn 2.570 2.701 2.721 2.780

Huyện Cư M’gar 6.137 6.697 6.954 6.841

Huyện MDrắk 2.415 2.582 2.803 3.054

Huyện Krông Bông 923 1.035 1.693 1.580

Huyện Krông Ana 7.362 7.313 8.112 7.960

Huyện Lắk 1.023 1.053 1.190 1.200

Huyện Cư Kuin 11.214 11.214 10.964 11.125

TX. Buôn Hồ 15.993 16.220 16.288 15.638

(Nguồn: Niên giám Thống kê Đắk Lắk)

Phụ lục 5: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BCEC

A. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA BCEC Tầm nhìn và sứ mệnh

Trở thành sở giao dịch cà phê hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á.

Bảo hộ giá cho các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê. Bình ổn thị trường và cân đối nguồn cung cầu nội địa. -Là công cụ hỗ trợ quản lý vĩ mô hiệu quả.

-Nâng cao giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Định giá mặt hàng cà phê Việt Nam và đưa giá cà phê Việt Nam trở thành mức giá chuẩn của thị trường thế giới.

Giá trị cốt lõi

- Xây dựng hệ thống pháp lý chặt chẽ, đảm bảo tính ràng buộc cao đối với các chủ thể tham gia vào thị trường.

- Phản ánh giá cả, tiêu chuẩn chất lượng của mặt hàng cà phê một cách minh bạch, công khai trên cơ sở tổ chức hoạt động giao dịch tập trung thông qua hệ thống thông tin điện tử an toàn, bảo mật và phần mềm khớp lệnh hiện đại.

- Cam kết đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển thương mại nông thôn nói chung và ngành công nghiệp cà phê Việt Nam nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

- Sẵn sàng liên kết, hợp tác với các sở giao dịch hàng hóa trong nước và trên thế giới nhằm phát triển thị trường.

- Luôn hướng đến tính chuyên nghiệp cao trong việc vận hành và quản lý hoạt động giao dịch, hỗ trợ tối đa và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành phần tham gia.

Khẩu hiệu

Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột cam kết vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo khẩu hiệu ”Minh bạch – An toàn – Hiệu quả” và định kỳ hàng năm xem xét lại chính sách chất lượng để luôn thích hợp với hoạt động của Trung tâm.

B. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA BCEC

( Nguồn www.bcec.vn)

C. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

Cơ chế tài chính của Trung tâm là cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp và đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Kinh phí hoạt động tại BCEC do Ngân sách Nhà nước cấp và đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.

Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho BCEC gồm:

-Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức. -Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

-Kinh phí mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

-Vốn đối ứng thực hiện dự án nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt của cơ quan phát triển Pháp tài trợ.

Bên cạnh đó, BCEC còn có nguồn thu từ hoạt động tại Trung tâm gồm: -Thu phí sử dụng kho.

-Thu phí dịch vụ từ hoạt động giao dịch gồm: phí giao dịch, phí thành viên, phí sử dụng trang thiết bị đầu cuối.

(Nguồn: ” Đề án thí điểm giao dịch kỳ hạn Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột” )

D. CƠ SỞ VẬT CHẤT, HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ CỦA BCEC

UBND tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư cho Trung tâm một hệ thống kho 8.000 m2

bao gồm 3 nhà kho có năng lực cất trữ khoảng 15 nghìn tấn cà phê và 1 xưởng chế biến công suất 45.000 tấn/năm, đặt ngay tại Trung tâm, đáp ứng được nhu cầu mua bán, ký gửi cà phê của nhân dân. Hệ thống nhà kho này hiện giao cho Công ty Cổ phần Thái Hòa Buôn Ma Thuột (thuộc Tập đoàn Cà phê Thái Hòa), một đơn vị ủy thác của Trung tâm, quản lý và vận hành. Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác với Trung tâm, Tập đoàn Cà phê Thái Hòa đã đầu tư một dây chuyền chế biến cà phê có giá trị 130 tỷ đồng ngay tại trụ sở của Trung tâm.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiến hành đàm phán, hợp tác với các đối tác để mở rộng hệ thống kho, hệ thống dây chuyền chế biến đạt tiêu chuẩn nhằm tận dụng hệ thống kho, dây chuyền chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời mở rộng phạm vi phục vụ người sản xuất.

Sàn giao dịch của Trung tâm có diện tích rộng rãi, đáp ứng chỗ ngồi cho khoảng 100 Đại diện giao dịch của các Thành viên Trung tâm. Tương ứng với mỗi vị trí của Đại diện giao dịch có bố trí hệ thống máy tính kết nối hệ thống giao dịch điện tử của Trung tâm, máy điện thoại, máy fax để phục vụ đặt lệnh cho Nhà đầu tư/Thành viên.

Sàn giao dịch cũng bố trí khu vực cho Thành viên, khách hàng/Nhà đầu tư đến liên hệ, đặt lệnh giao dịch trực tiếp và theo dõi diễn biến giao dịch tại khu vực sảnh 1 và sảnh 2 của toà nhà Trung tâm. Sàn giao dịch đã được đầu tư hệ thống màn hình hiển thị thông tin giao dịch và các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại phục vụ Thành viên, Nhà đầu tư theo dõi diễn biến của các phiên giao dịch.

Ngoài ra, với sự tài trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Trung tâm đã đầu tư một hệ thống phần mềm giao dịch hiện đại, được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Tài chính (FSS) thực hiện chức năng chủ yếu trong quá trình giao dịch như: xử lý lệnh giao dịch, công bố thông tin, quản lý tài khoản khách hàng, hợp đồng giao dịch...

(Nguồn: ” Đề án thí điểm giao dịch kỳ hạn Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột” )

Phụ lục 6: QUY CÁCH HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ GIAO NGAY NIÊM YẾT Điều khoản Hợp đồng cà phê giao ngay niêm yết

Thời gian giao dịch 9h00 – 11h00

Địa chỉ giao dịch Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam

Cơ chế khớp lệnh Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột

Số 153 – Nguyễn Chí Thanh – Tp. Buôn Ma Thuột . Tỉnh Đắk Lắk

Trụ sở giao dịch của các Thành viên Môi giới Ký quỹ giao dịch 100% giá trị khối lượng giao dịch

Loại cà phê giao dịch R1A, R1C, R2B

Đơn vị tiền tệ giao dịch Đồng Việt Nam (VNĐ) Thời hạn hiệu lực của lệnh Trong phiên giao dịch Hiệu lực thanh toán Ngay khi lệnh được khớp Đơn vị giao dịch Lô

Khối lượng giao dịch 1 tấn

Bước giá 50 VND/kg

Biên độ dao động giá Không vượt quá 10% so với giá tham chiếu của phiên giao dịch liền kề trước đó

Thời hạn giao nhận hàng Ba ngày làm việc kể từ ngày khớp lệnh thành công

(Nguồn www.bcec.vn)

Phụ lục 7: QUY CÁCH HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ KỲ HẠN NIÊM YẾT Điều khoản Hợp đồng kỳ hạn niêm yết

Hàng hóa giao dịch Cà phê Robusta loại R2B

Thời gian giao dịch Giao dịch khớp lệnh liên tục: từ 14h00 đến 17h00. Giao dịch thỏa thuận: từ 14h00 đến 17h00

Ngày giao dịch Từ quy định trong Luật lao động Việt Nam. thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo Cơ chế khớp lệnh Khớp lệnh điện tử, liên tục

Cơ chế niêm yết VND/kg

Khối lượng giao dịch Giao dịch khớp lệnh liên tục: tối thiểu 1 lô (02 tấn).

Giao dịch thỏa thuận: tối thiểu là 9 lô (18 tấn),1 loại hàng Khối lượng mỗi hợp

đồng (lô) 02 tấn (2.000 kg)

Số hợp đồng niêm yết Niêm yết hợp đồng kỳ hạn 6 tháng liên tiếp

Biên độ giao động giá trong ngày

+/- 4% so với giá tham chiếu của phiên giao dịch liền kề trước đó

Ký quỹ tối thiểu Tương đương 10%giá trị Hợp đồng Ngày giao dịch cuối

cùng (LTD) Ngày làm việc cuối cùng của tháng trước tháng giao hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột.pdf (Trang 85 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)