Phương pháp định lượng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu .doc (Trang 105 - 109)

III. CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

2. Phương pháp định lượng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng:

xây dựng:

Đấu thầu là công việc thường ngày của doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên không phải cơ hội nào xuất hiện công ty cũng đều tham gia tranh thầu, mà doanh nghiệp phải có sự cân nhắc tính toán kỹ càng trước khi đi đến quyết định là có tham gia hay không tham gia tranh thầu một dự án nào đó.

Nếu doanh nghiệp quyết định tham gia thì mới bắt tay vào lập phương án và chiến lược tranh thầu. Khi quyết định tham gia tranh thầu phải phản ứng nhanh, chính xác và đảm bảo bí mật.

Trong thực tế doanh nghiệp thường dùng phương pháp phân tích đơn giản và dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định này.

Các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu luôn muốn biết khả năng thắng thầu của mình là bao nhiêu. Để đáp ứng được yêu cầu đó và đảm bảo có cơ sở khoa học khi ra quyết định các doanh nghiệp xây dựng dùng phương pháp phân tích chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu. nội dung của phương pháp này gồm:

2.1. Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp: thầu của doanh nghiệp:

Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành để xác định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu xét thầu thì càng tốt. Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được tình hình cạnh tranh trên thị trường. Không nên đưa vào bảng danh mục những chỉ tiêu không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp.

Một số chỉ tiêu thường sử dụng:

- Số nhà thầu tham gia: với n là số nhà thầu tham gia đấu thầu thì xác suất trúng thầu trung bình của một nhà thầu là 1/n * 100%. Như vậy số nhà thầu tham gia càng ít thì xác suất trúng thầu của nhà thầu càng cao.

- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây dựng:

+ Tính theo số công trình tham gia nhà thầu thì thị phần của doanh nghiệp là n/m * 100%.

Trong đó n: là số công trình trúng thầu của doanh nghiệp. m: là số các cuộc thầu trên thị trường xây dựng.

+ Tính theo giá trị của các cuộc thầu thì thị phần của doanh nghiệp là: x 100%

Trong đó: ∑GTdn: là tổng giá trị các công trình thắng thầu của doanh nghiệp.

∑GTt2: tổng giá trị các cuộc đấu thầu có trên thị trường.

Với chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể tính cho một khu vực thị trường nào đó và trong một khoảng thời gian xác định. Nếu thị phần của doanh nghiệp càng cao thì khả năng thắng thầu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

- Uy tín của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp xây dựng là một lợi thế cạnh tranh rất mạnh khi tham gia đấu thầu của các nhà thầu. Đây là một chỉ tiêu khó có thể định lượng được, nó có thể biểu hiện qua số thư mời thầu doanh nghiệp nhận được và số công trình mà các doanh nghiệp đã giành thắng lợi trong đấu thầu.

- Năng lực hiện có của doanh nghiệp: năng lực của doanh nghiệp xây dựng là năng lực tài chính, máy móc, thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm... Chỉ tiêu này được biểu hiện thông qua báo cáo tài chính, các bảng kiểm kê máy móc, hồ sơ, kinh nghiệm...

Năng lực của doanh nghiệp càng lớn sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp thắng thầu khi tham gia đấu thầu.

2.2. Xây dựng thang điểm:

Có rất nhiều loại thang điểm khác nhau. Việc sử dụng thang điểm nào là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp và tuỳ thuộc vào số chỉ tiêu được sử dụng. Khi xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đã được lựa chọn để phân tích sẽ tương ứng với từng bậc khác nhau trong thang điểm với tỷ lệ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu.

2.3. Xác định tầm quan trọng (trong số) của từng chỉ tiêu:

Mỗi chỉ tiêu có một mức độ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Do vậy khi xây dựng thang điểm, doanh nghiệp phải dựa vào kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu kết hợp với dịch vụ phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu (trong số của các chỉ tiêu) có thể được biểu hiện bằng số phần trăm hoặc bằng số thập phân. Tổng sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu là 1 nếu biểu h iện bằng số thập phân và bằng 100% nếu biểu hiện bằng số phần trăm.

Việc xác định danh mục các chỉ tiêu và vai trò của từng chỉ tiêu có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, và doanh nghiệp có thể dựa vào đó để định lượng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp trong một khoảng thời

gian nhất định khi mà các điều kiện môi trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ít có sự biến động.

2.4. Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể:

Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình và dự đoán các đối thủ cạnh tranh, để xác định trạng thái trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó. Cuối cùng tính toán chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau:

TH = ∑

=

n

i 1 Ai. Pi

Trong đó: TH: là chỉ tiêu tổng hợp

n: số chỉ tiêu trong danh mục ứng với trạng thái của nó. Ai: số điểm của chỉ tiêu thứ i

Pi: trong số của chỉ tiêu thứ i

2.5. Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định: Khả năng thắng thầu được xác định:

K= x 100%. Trong đó:

K: là khả năng thắng thầu tính bằng (%) TH: điểm tổng hợp tính cho gói thầu

M: mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng.

Nếu tất cả các chỉ tiêu ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng thầu là 50%. Nếu khả năng thắng thầu nhỏ hơn 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia gói thầu đó.

Sau đây là ví dụ minh hoạ cho phương pháp chỉ tiêu tổng hợp:

Giả sử doanh nghiệp xây dựng X đã xây dựng một danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp với mức thang điểm 5 bậc như sau:

Chỉ tiêu Thang điểm và

trạng thái

4 3 2 1 0

1 Mục tiêu lợi nhuận

rất thấp thấp trung bình cao rất cao 2 Khả năng đáp

ứng các yêu cầu kỹ thuật

rất cao cao trung bình thấp rất thấp

3 Mức độ quen thuộc với gói thầu

rất cao cao trung bình thấp rất thấp

4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công

rất cao cao trung bình thấp rất thấp

5 Năng lực thi công

rất cao cao trung bình thấp rất thấp 6 Đánh giá về đối

thủ cạnh tranh

rất yếu yếu trung bình mạnh rất mạnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu .doc (Trang 105 - 109)