Mời ứng viên trúng tuyển nhận việc và thử việc

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh (Trang 32 - 35)

Đõy là bước thứ 6 trong quy trình tuyển dụng của Ngõn hàng, được thực hiện như sau:

- Phòng Tổ chức Nhân sự:

Phối hợp với các Đơn vị thử việc lập kế hoạch thử việc và soạn Thông báo tiếp nhận thử việc cho các Đơn vị để trình Tổng Giám đốc phê duyệt; Trao đổi, thống nhất với Người lao động thử việc về thời gian, địa điểm nhận thử việc và soạn “Thụng bỏo tiếp nhận thử việc” (xem Phụ lục 10) cho Người lao động thử việc; Tư vấn cho Đơn vị thử việc cách thức tiếp nhận thử việc; Bàn giao Người lao động thử việc cho các Đơn vị thử việc; Lập kế hoạch đào tạo hội nhập; Thường xuyên trao đổi với lãnh đạo Đơn vị thử việc để theo dõi quá trình thử việc của Người lao động thử việc; Đôn đốc lãnh đạo Đơn vị thử việc nhận xét, đánh giá kết quả thử việc và nhắc nhở Người lao động thử việc làm Báo cáo thử việc đúng thời hạn;

Trường hợp hết thời gian thử việc, Người lao động chưa đủ điều kiện tiếp nhận chính thức thì gặp trực tiếp để trao đổi và thông báo kéo dài thời hạn thử việc hoặc chấm dứt Hợp đồng lao động thử việc theo đề nghị của Lãnh đạo Đơn vị thử việc, đồng thời thông báo tới các Đơn vị liên quan;

- Đơn vị thử việc:

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết (Chỗ làm việc, trang thiết bị, công cụ làm việc và Các tài liệu liên quan...) để bố trí Người lao động thử việc có hiệu quả; Tổ chức tiếp nhận Người lao động thử việc; Cử người hướng dẫn, kèm cặp và thường xuyên trao đổi với Người lao động về các nội dụng thử việc để nắm bắt kịp thời kết quả thử việc; Cung cấp thông tin về tình hình Người lao động thử việc cho Phòng Tổ chức Nhân sự; Nhắc nhở Người lao động thử việc làm Báo cáo thử việc đúng thời hạn;

Hết thời gian thử việc, lãnh đạo Đơn vị thử việc đánh giá kết quả thử việc và kết luận tiếp nhận hay không tiếp nhận Người lao động thử việc trên “Phiếu đánh giá thử việc” Báo cáo kết quả thử việc và gửi Phiếu đánh giá thử việc, Báo cáo thử việc cho Phòng Tổ chức Nhân sự.

- Các chức danh tuyển dụng phải thử việc:

+ Thử việc áp dụng đối với các ứng viên ứng tuyển vào các chức danh sau: Các chức danh quản lý từ Tổ phú cỏc Tổ của các đơn vị trở lên; Các chuyên viên, nhân viên ở tất cả các đơn vị + Các đối tượng sau không phải thử việc: Nhân viên Lái xe; Nhân viên Bảo vệ; Nhân viên Tạp vụ.

- Chế độ thử việc:

+ Nội dung thử việc được quy định tại Hợp đồng thử việc ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Những việc phải làm và kết quả, trình độ phải đạt được, những sản phẩm có thể làm ra sau khi thử việc xong; Cách thức tổ chức thử việc; Trang thiết bị và phương tiện an toàn, vệ sinh lao động dùng cho thử việc; Địa điểm thử việc; Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

+ Thời gian thử việc: 30 ngày.

Trường hợp đặc biệt khi hết thời hạn thử việc mà người thử việc không đạt yêu cầu để tiếp nhận chính thức hoặc cần thêm thời gian để xem xét, đánh

giá thì lãnh đạo các đơn vị có thể thỏa thuận tiếp tục thử việc, nhưng tổng số thời gian thử việc không quá 60 ngày;

Trong thời gian thử việc các ứng viên được triệu tập hoặc cử tham gia khóa đào tạo ban đầu (đào tạo hội nhập) thì thời gian đào tạo có được tính vào thời gian thử việc.

+ Quyền lợi và nghĩa vụ của người thử việc:

Quyền lợi: Người thử việc được hưởng tiền lương thử việc bằng tiền lương cơ bản cho vị trí công việc đó tại Ngân hàng.

Nghĩa vụ: Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu được tiếp nhận vào làm việc mà người thử việc từ chối làm việc cho sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo ban đầu do đài thọ.

- Đánh giá kết quả thử việc: Phòng Tổ chức Nhân sự gửi phiếu đánh giá thử việc cho Đơn vị thử việc. Phiếu đánh giá thử việc là một bảng hỏi bao gồm cả câu hỏi mở và câu hỏi trắc nghiệm. Người trả lời các câu hỏi là Người hướng dẫn Người thử việc. Các câu hỏi có thể bao gồm: Đã đọc những văn bản gì ?Đã được hướng dẫn những nghiệp vụ gì? Đào tạo hội nhập? Ý thức chấp hành nội quy? Năng lực? (Tốt, khá, bình thường, kém) Sự phù hợp với vị trí thử việc?...Sau khi trả lời các câu hỏi trên, Người hướng dẫn đưa bảng hỏi cho Trưởng phòng và Giám đốc Đơn vị xác nhận.

Nhìn chung, hoạt động thử việc vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng thử việc chưa cao thể hiện ở những việc sau: Người thử việc do cán bộ quản lý các đơn vị thử việc giám sát mà việc giám sát không chặt chẽ và thường xuyên do những người này thường bận rất nhiều việc. Việc đánh giá kết quả thử việc là chủ quan do cán bộ quản lý các đơn vị thử việc đánh giá. Mặt khác, việc đánh giá không chính xác do không theo dõi thường xuyên. Người lao động (CBNV) sau quá trình thử việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc ngay, lại tiếp tục phải làm quen với công việc và môi trường tại bộ phận họ làm việc chính thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ưu điểm là người thử việc được đào tạo tại những đơn vị có những CBNV chuyên môn cao.

Một phần của tài liệu Công tác quản trị nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w