Cơ cấu tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.doc (Trang 61)

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG TY XUẤT

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Bộ máy tổ chức của Công ty Xuất nhập khẩu BAROTEX được tổ chức theo kiểu trực tuyến.

Kiểu tổ chức này đã tăng cường sự trao đổi thông tin giữa giám đốc, các phòng ban và các chi nhánh, tạo nên một sự đoàn kết thống nhất trong tập thể Công ty.

Nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty như sau: + Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự, thưởng, các chế độ chính sách.

+ Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, thực hiện tiếp thị và các

hoạt động đối ngoại tạo môi trường kinh doanh cho Công ty.

+ Phòng kế toán tài chính: Quản lý vốn, hạch toán kinh tế, kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh.

+ Phòng kiểm toán: Kiểm tra sổ sách kế toán

+ Phòng hành chính quản trị: Làm các công việc về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, đào tạo, tổ chức phong trào thi đua.

+ Phòng quản lý nhà đất: Quản lý và cho thuê nhà + Khối phòng chuyên doanh gồm 5 phòng chuyên doanh.

CD1: Kinh doanh mặt hàng mây tre đan. CD2: Xuất khẩu mặt hàng gốm sứ.

CD3: Xuất khẩu mặt hàng thêu ren. CD4: Xuất khẩu mặt hàng sơn mài.

Xuất khẩu tổng hợp gồm tổng hợp 6 và tổng hợp 7 xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, giày dép.

Phòng nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU BAROTEX Ban giám đốc Khối quản lý Tổ chức Kế hoạch thị trường Kế toán t i và ụ Kiểm toán H nhà chính Quản lý nh à đất Khối kinh doanh

Chi nhánh Hải Các chi nhánh trực thuộc Xí nghiệp giầy CD 1 Chi nhánh Chi nhánh S iĐã à CD 2 CD 3 CD 4 CD 5 TH 6 TH 7XKTHNK

của Công ty.

4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1999-2002 doanh giai đoạn 1999-2002

Mặc dù trong thời gian qua, tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều biến động, kim ngạch xuất nhập khẩu bị giảm nhưng Công ty đã lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh đặt lên hàng đầu và kinh doanh có lãi.

Bảng 1: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XNK 1.000 $ 21.530 19.858 16.140 15.500 Doanh thu tỷ đồng 145 150 148 148 Nộp ngân sách tr.đ 3.400 6.000 8.300 8.500 Lợi nhuận tr.đ 589 2.000 2.170 2.000

định mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu giảm trong mấy năm qua. Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được kết quả này trong bối cảnh thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng quyết liệt trước hết là do sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong Công ty, ngoài ra còn phải kể đến chính sách tiết kiệm chống lãng phí, giảm được chi phí sản xuất và kinh doanh.

Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn nghiêm chỉnh chấp hành nộp ngân sách Nhà nước. Năm 1999

khoản nộp ngân sách đạt 3,4 tỷ đồng, năm 2000 tăng lên 6 tỷ và tiếp tục tăng trong 2 năm sau đạt 8,3 tỷ đồng năm 2001 và 8,5 tỷ đồng năm 2002. Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng trong 3 năm từ 1999 đến 2001 nếu như năm 1999 lợi nhuận của Công ty chỉ đạt 589 triệu đồng thì năm 2000 đã đạt mức 2 tỷ đồng tức là bằng 1,4 tỷ so với năm 1999, con số này tiếp tục tăng lên 2,17 tỷ năm 2001.

xuất khẩu giảm, tuy nhiên Công ty vẫn đảm bảo khoản nộp ngân sách cho Nhà nước đạt 8,5 tỷ đồng góp phần đáng kể vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. doanh xuất khẩu của Công ty. Bảng số 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn

1999-2002 Đơn vị: 1000 USD Năm Kim ngạch XNK

Xuất khẩu Nhập khẩu Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị trọng(%)Tỉ 1999 21.530 16.124 75,0 5.406 25 2000 19.858 15.190 76,5 4.668 23,5 2001 16.140 12.364 76,6 3.836 23,4 2002 15.500 12.000 77,4 3.500 22,6

Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty mấy năm qua từ năm 1999 đến 2002 đều bị giảm. Năm 1999 kim ngạch xuất

5,8% còn 15.190 triệu USD, tiếp tục giảm xuống còn 12.364 triệu USD và 12.000 triệu USD năm 2002.

Nguyên nhân của sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm qua là do một số thị trường truyền thống của Công ty là Liên bang Nga, Séc, Hungary, Hàn Quốc giảm sút. Ngoài ra cạnh tranh trên thị trường càng quyết liệt đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Singapore, Philipine.

Bảng 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty

Đơn vị: 1.000 USD Nhóm hàng 1999 2000 2001 2002 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Thủ công mỹ nghệ 6.349 39,4 8.560 56,4 7.200 58,2 6.300 52,5 Giầy thể thao 3.206 19,8 3.136 20,6 4.064 32,8 4.600 38,3 Hàng tổng hợp (nông sản, hàng khác) 6.569 40,8 3.494 23,0 1.100 9,0 1.100 9,2 Tổng kim ngạch XNK 16.124 100 15.190 100 12.364 100 12.000 100

chính, đó là nhóm hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ, giầy thể thao và nhóm tổng hợp (nông sản và hàng khác) trong đó mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền thống của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.

Năm 1999, mặt hàng mây tre đan - thủ công mỹ nghệ có kim ngạch 6,3 triệu USD, tăng lên 8,5 triệu USD vào năm 2000 chiếm tỷ lệ 56,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục tăng lên 58,2% năm 2001, đến năm 2002 giảm xuống còn 52,5% song vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty.

Mặt hàng giầy thể thao của Công ty cũng đang có chiều hướng phát triển và có tỷ trọng tăng đều qua các năm. Năm 1999 mặt hàng này chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất

khẩu, đến năm 2001 đã tăng lên 32,8% với kim ngạch đạt 4 triệu USD, và tiếp tục tăng lên 4,6 triệu USD năm 2002 đạt

hàng giầy thể thao có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty và có nhiều tiềm năng để phát triển.

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Công ty thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu luôn là mục tiêu phát triển của Công ty. Việc xuất khẩu thêm các mặt hàng như nông sản đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Công ty. Tuy nhiên, mặt hàng này có kim ngạch không ổn định và còn thấp, mới chỉ chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu năm 2001 và 9,2% năm 2002. Trong thời gian tới Công ty sẽ mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Đơn vị: 1.000 USD

Thị trường 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật Bản 2.000 12,4 3.300 21,7 2.986 24,2 2.222 18,5 Đài Loan 2.020 12,5 600 3,9 3.989 32,3 4.615 38,5 Hàn Quốc 3.305 20,5 2.800 18,4 24 0,2 1,08 0,05 Tây Ban nha 1.356 8,4 1.100 7,2 1.340 10,8 1.000 8,4 Ý 1.000 6,2 870 5,7 885 7,2 708 6,0 Pháp 440 2,7 230 1,5 426 3,5 406 3,4 Anh 640 4,0 520 3,4 530 4,3 396 3,3 LB Nga 2.641 16,4 2.550 16,8 362 3,0 153 1,3 Chi Lê 123 0,8 140 0,9 150 1,2 211 1,8 Mỹ 20 0,12 53 0,4 60 0,5 158 1,3 Canada 32,5 0,2 40 0,3 42 0,35 71 0,6 Các nước khác 2546,5 15,78 2997 19,8 1570 12,45 2058,92 16,85 Tổng 16.124 100 15.200 100 12.364 100 12.000 100

Nguồn: Tổng Công ty xuất nhập khẩu BAROTEX

Thị trường xuất khẩu của Công ty khá rộng lớn gồm khoảng 40 nước trên khắp các châu lục.

* Tại thị trường Châu Á: Châu Á là thị trường lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 54% trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những bạn hàng truyền thống có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong khu vực này. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang

Nhật Bản 2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị trường này chiếm 45,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty và chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á, một số thị trường như Trung Quốc, Iran, Arập, Ấn Độ có kim ngạch không đáng kể.

Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng lên 3,3 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm đột ngột chỉ còn 0,6 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm còn 2,8 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 nước này vẫn chiếm 44% năm 2000. Năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh trong khi hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm nhập khẩu, Nhật bản giảm còn 2,2 triệu USD, Hàn Quốc giảm mạnh còn còn 1.080 USD năm2002.

Mặc dù vậy tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường này vẫn rất cao, đạt 56,7% năm 2001 và 57% năm 2002 tổng

Iran, Israel, Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu còn nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 3,5% song đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.

* Tại thị trường châu Âu: Công ty có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu khá lớn, kim ngạch xuất khẩu bình quân từ năm 1999 đến 2002 đạt 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Thị trường châu Âu của Công ty bao gồm các nước: Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Nauy, Hà Lan, Đức, Liên bang Nga, Tây Ban nha, Bồ Đào Nha, Thuỵ sỹ, Bỉ, Bungary, Rumani, Séc,... Trong đó Liên bang Nga,

Hungary, Cộng hoà Séc, Tây Ban Nha, Ý vốn là thị trường truyền thống của Công ty song gần đây xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này bị giảm, đặc biệt xuất khẩu sang Liên Ban Nga giảm mạnh do những biến động trên thị trường nước này. Năm 2000 xuất khẩu sang Nga còn đạt

USD. Tại thị trường các nước Tây Ban Nha, Ý, Pháp kim ngạch xuất khẩu của Công ty chưa ổn định, mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản ở khu vực Châu Âu là rất lớn song thị phần của Công ty ở thị trường này còn nhỏ bé, năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Châu Âu đạt 7,6 triệu USD, tăng lên 8 triệu USD năm 2000, hai năm 2001 và 2002 giảm xuống còn 4 triệu USD. Trong những năm tới mục tiêu của Công ty là đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào khu vực thị trường Châu Âu bằng việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

* Thị trường Châu Mỹ của Công ty có các nước Chilê, Argentina, Brazil, Mỹ, Canada. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Chilê khá ổn định và tăng đều qua các năm, đạt 123.000 USD năm 1999, tăng lên 150.000 USD năm 2001 và tiếp tục tăng 210.000 USD năm 2002,

xuất khẩu còn thấp song có xu hướng tăng lên trong những năm tới.

Năm 1999 xuất khẩu của Công ty vào Mỹ mới chỉ đạt 20.000 USD với tỷ trọng 0,12% kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 tăng lên 158.000 USD với tỷ trọng 1,3% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Châu Mỹ theo dự đoán của các chuyên gia là có nhiều tiềm năng phát triển vì vậy Công ty cần phải biết khai thác thị trường này một cách có hiệu quả bằng cách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và tăng cường xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực này.

* Thị trường Châu Phi của Công ty.

Tại thị trường Châu Phi, Công ty mới chỉ xuất khẩu sang Angêri và Tuynidi với kim ngạch rất nhỏ bé chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường này còn khá mới mẻ với Công ty, Công ty cần

của khách hàng ở thị trường Châu Phi. * Thị trường Châu Úc (Australia).

Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang Châu Úc mới chỉ đạt 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Con số này còn quá nhỏ bé so với nhu cầu ở thị trường này.

Qua phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty ta thấy mặt hàng xuất khẩu của Công ty đã được mở rộng, khá đa dạng và phong phú. Xuất khẩu nhiều loại hàng hoá sẽ giúp Công ty phân tán được rủi ro kinh doanh, tăng khả năng thâm nhập vào thị trường mới của Công ty. Hiện nay Công ty có một mạng lưới thị trường trên toàn thế giới, ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Ý, Tây Ban Nha, hàng năm Công ty luôn mở rộng thêm các thị trường mới. Mặc dù số lượng thị trường khá lớn nhưng giá trị xuất khẩu sang từng thị trường chưa cao so với nhu cầu ngày càng tăng trên các thị trường. Do vậy, để tăng nhanh

cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.

II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN

1999-2002.

1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2002. thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1999-2002.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Đơn vị: 1.000 USD Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch xuất khẩu 16.124 15.190 12.364 12.000 Kim ngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ.

6.349 8.560 7.200 6.300

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủ công

Tỷ lệ tăng, giảm (%) +34,8 -15,8 -12,5

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống trong nhiều năm qua với tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Năm 1999 kimngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt 6,3 triệu USD. Đến năm 2000 tăng 34,8% đạt 8,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,3% giá trị xuất khẩu các mặt hàng. Năm 2001 mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm còn 7,2 triệu USD song vẫn chiếm tỷ trọng 58,2%, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm 12,5% vào năm 2002 nhưng tỷ trọng mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn khá cao, chiếm 52,5% kim ngạch xuất khẩu. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu giảm là do một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan giảm nhập khẩu từ Công ty mà đã nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các đối thủ cạnh tranh khác

thủ cạnh tranh lớn của Công ty.

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Công ty giai đoạn 1999-2002 công mỹ nghệ của Công ty giai đoạn 1999-2002

Bảng 6: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty Đơn vị: 1.000 USD Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Mây tre đan,

buông cói

5.929 93,4 6.819 79,7 6.690 92,9 5.837 92,7 Gốm sứ, sơn

mài, thêu ren

- - 91 1,0 144 2,0 50 0,8 Mành các loại 200 3,2 754 8,8 274 3,8 241 3,8 Tàu hương, hàng rào tre 168 2,6 598 7,0 72 1,0 105 1,7 Bàn ghế 52 0,8 298 3,5 20 0,3 67 1,0 KN hàng TCMN 6.349 100 8.560 100 7.200 100 6.300 100

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu bao gồm các mặt hàng mây tre đan, buông cói, gốm sứ, sơn mài, thêu ren, mành các loại, hàng rào tre, bàn ghế. Trong

Công ty với kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 riêng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 5,9 triệu USD, chiếm 93,4% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đến năm 2000 giá trị xuất khẩu mặt hàng mây tre đan tiếp tục tăng lên 6,8 triệu USD.

Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ đạt 6,7 triệu USD năm 2001 và tiếp tục giảm xuống 5,8 triệu USD năm 2002. Bên cạnh mặt hàng mây tre đan truyền thống các mặt hàng gốm sứ, sơn mài, thêu ren cũng đang được Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.doc (Trang 61)

w