Những ưu điểm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN (Trang 44 - 46)

IV. PHÂN TÍCH NHỮNG ƯU ĐIỂM, NHỮNG TỒN TẠI CÁC CÔNG CỤ ĐANG SỬ DỤNG.

1. Những ưu điểm:

Thứ nhất: Hệ thống công cụ phân tích hiệu quả tài chính đang sử dụng trong EVN là những công cụ tài chính thông dụng, tiên tiến có tính ứng dụng cao trong phân tích hiệu quả các dự án đầu tư, là cơ sở quan trọng để quyết định đầu tư. Các công cụ tài chính sử dụng trong phân tích hiệu quả dự án lần đầu tiên được EVN áp dụng vào năm 1994, tuy nhiên, do đặc thù và vị thế của ngành điện vào thời điểm hiện tại (vị thế độc quyền cao, hạch toán kinh tế tập trung, các dự án phần lớn là thực hiện nhiệm vụ chính trị hơn là nhiệm vụ kinh tế), nên các công cụ sử dụng chủ yếu là công cụ không chiết khấu và chủ yếu áp dụng trong phân tích hiệu quả các dự án điện vừa và nhỏ.

Trải qua 11 năm cùng với sự chuyển biến nền kinh tế, sự thay đối nhận thức, tư duy mới trong quản lý kinh doanh của ngành điện, đặc biệt là khi luật điện lực có hiệu lực ngày 01/07/2005, nó đã xác lập được rõ ràng trách nhiệm đầu tư của ngành điện, của các đơn vị và cá nhân sử dụng điện, do vậy nguồn lực tài chính của EVN bắt đầu trở nên khó khăn hơn, có hạn hơn, cơ chế cấp vốn như trước đây dần dần không còn nữa thay vào đó là cơ chế tự chủ về tài chính. Điều tất yếu là EVN phải huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài, trong đó nguồn tài trợ từ WB, AFD, ADB, … chiếm tỷ trọng gần 30%.

Việc sử dụng nguốn vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài bên cạnh những ưu điểm như thời gian trả nợ dài, lãi suất vay ưu đãi, … nó còn những hạn chế như: điều kiện ràng buộc hết sức chặt chẽ, đặc biệt là những ràng buộc về tài chính, người đi vay (EVN) phải chứng minh được dự án mà họ muốn

được tài trợ phải có hiệu quả, phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn, hoàn trả nợ vay lẫn lãi vay, sử dụng thiết bị công nghệ của nước cho vay. Điều đó cũng có nghĩa là hệ thống các công cụ phân tích hiệu quả tài chính trước đây cũng dần không còn phù hợp với thực tại và sự ra đời của một hệ thống các công cụ phân tích hiệu quả tài chính mới là điều tất yếu.

Việc sử dụng các hệ thống các công cụ ROI, FNVP, FIRR, … đã khắc phục được nhược điểm khi sử dụng riêng lẻ từng công cụ ví dụ: nhược điểm của ROI là chỉ chú trọng đến quá trình sinh lời ngắn hạn, nếu chỉ sử dụng ROI thì nhà quản trị dễ bỏ qua cơ hội đầu tư; ngoài ra ROI không phù hợp mô hình vận động của các dòng tiền khi sử dụng phân tích vốn đầu tư, khi sử dụng NVP thì sẽ khắc phục nhược điểm trên và sẽ đánh giá dự án ở tầm ngắn hạn lẫn dài hạn.

Thông qua việc sử dụng những công cụ trên để đánh giá hiệu quả tài chính dự án, hàng loạt các dự án lớn của EVN đã ra đời như Đambri, Sisan1, Sisan 2,3 đặc biệt là dự án Thuỷ điện Sơn La, một công trình thuỷ điện lớn nhất Việt Nam với công suất thiết kế là 2400 MW vượt qua thuỷ điện Hòa Bình (1900MW) và đương nhiên trở thành công trình thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nhà máy Thuỷ điện Sơn La được xây dựng tại Xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có tổng dung tích phòng lũ là 9,26 tỷ m3, dung tích hữu ích là 6,5 tỷ m3, công suất lắp máy 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, điện lượng trung bình năm là 9,429 tỷ kWh. Theo dự toán ban đầu, dự án có số vốn đầu tư là 37.000 tỷ đồng, nếu tính cả lãi vay trong thời gian xây dựng sẽ vào khoảng gần 43.000 tỷ đồng. Trong đó, có gần 20.000 tỷ đồng dành cho các hạng mục công trình chính; hơn 2.000 tỷ đồng xây dựng hệ thống lưới điện; khoảng 9.000 tỷ đồng cho các công trình giao thông; gần 12.000 tỷ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư (khoảng 19.000 hộ dân với 91.000 nhân khẩu trong số đó, có gần 12.500 hộ dân tỉnh Sơn La, khoảng 2.600 hộ dân thuộc tỉnh Lai Châu và gần 3.000 hộ dân tỉnh Điện Biên), toàn bộ nguồn vốn cho dự án sẽ được huy động từ trong nước (70%) và nước ngoài (30%).

Theo kế hoạch dự kiến thì đến hết năm 2005, sẽ hoàn tất các hạng mục phụ trợ để khởi công ngăn sông đợt 1, phát điện tổ máy đầu tiên vào năm 2012 và hoàn thành kết thúc công trình vào năm 2015.

Khi nhà máy thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động, sản lượng điện phát ra trung bình hàng năm sẽ là 9,5 tỷ kWh, doanh thu bình quân hàng năm là 5944 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 63%, ROI đạt 10%, thời gian hoàn vốn là 14 năm. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng như FIRR 11,5%; FNVP 2672 tỷ đồng đều đáp ứng yêu cầu chủ đầu tư EVN. Trên cơ sở phân tích hiệu quả tài chính các chỉ tiêu trên, dự án thuỷ điện Sơn La đã được quyết định đầu tư và hiện nay đang trong quá trính xây dựng.

Thứ hai: Việc sử dụng các công cụ tài chính trên đã giúp cho chủ đầu tư (người đi vay vốn) xác định được phương án mình sẽ huy động vốn, cơ cấu vốn sử dụng, thời gian hoàn trả nợ, lãi vay, … nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất đồng thời dự án vẫn triển khai đúng tiến độ, hiệu quả tài chính là cao nhất.

Nguồn vốn của dự án thuỷ điện Sơn La được huy động từ vốn vay trong nước 70%, vốn vay nước ngoài 30%, đây là công trình được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn vay, với chi phí sử dụng vốn là 9,7%/năm.Việc không sử dụng nguồn vốn tự có xuất phát từ nguyên nhân là hiện nay vốn khấu hao cơ bản EVN đã không còn đủ lớn, chỉ có khả năng đầu tư các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ nên nhất thiết phải huy động từ bên ngoài, cơ chế huy động từ nguồn vốn cổ phần thông qua CPH cũng đã tính đến tuy nhiên EVN thì chưa có kinh nghiệm, đang thí điểm triển khai ở 2 đơn vị là Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa, Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh sơn – Sông Hing) nên chưa thể áp dụng rộng rãi.

Việc thay thế vốn chủ sở hữu bằng nợ vay làm gia tăng chi phí cố định do phải trả lãi vay, rủi ro trong thanh toán nợ là rất lớn do hệ số đòn cân nợ rất lớn. Tuy nhiên đổi lại lãi suất vay nước ngoài là tương đối ưu đãi (5,5%/năm), thời gian trả nợ là 20 năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)