Những tồn tại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN (Trang 46 - 52)

IV. PHÂN TÍCH NHỮNG ƯU ĐIỂM, NHỮNG TỒN TẠI CÁC CÔNG CỤ ĐANG SỬ DỤNG.

2.Những tồn tại.

Bên cạnh những ưu điểm đã được trình bày như trên, các công cụ EVN đang sử dụng để phân tích hiệu quả dự án cũng tồn tại những hạn chế, chưa tương xứng với thế và lực của ngành điện một ngành công nghiệp trọng điểm, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, sự phát triển của ngành điện luôn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay, vấn đề làm thế nào không còn tình trạng thiếu điện cung cấp, hạn chế cắt điện, giảm sự cố điện, tăng chất lượng điện nhằm hạn chế những thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, … đang là sự kiện có tầm quan trọng sống còn mà ngành điện phải đối mặt và giải quyết.

Hàng loạt giải pháp đã đưa ra để khắc phục tình trạng trên như là tiết kiệm điện, tăng cường quản lý nhu cầu, đầu tư thêm nhiều nhà máy điện, thậm chí dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân cũng đã bàn đến và sẽ triển khai trong tương lai. Tuy nhiên, nếu triển khai hàng loạt biện pháp thì vấn đề là huy động nguồn vốn như thế nào, cơ chế huy động ra sao, đầu tư bao nhiêu là đủ, đầu tư như thế nào là hiệu quả nhất, tiết kiệm và phù hợp đặc thù của sản phẩm ngành điện là điện năng một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu đang là những câu hỏi đặt ra cho ngành điện, nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Giải pháp, cân nhắc kỹ hiệu quả từng dự án trước khi quyết định đầu tư, huy động các nguồn lực bên ngoài, đang được quan tâm và chiếm ưu thế. Tuy nhiên, để hổ trợ cho việc này, đòi hỏi cần phải có hệ thống các công cụ phân tích và đánh giá một cách đầy đủ, đối chiếu các công cụ EVN đang sử dụng thì nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trên bởi nó còn những hạn chế sau đây:

Một là: Các công cụ EVN đang sử dụng chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là chủ yếu, tức là chỉ đứng trên quan điểm chủ đầu tư chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế đem lại của một dự án.

Như chúng ta biết, phân tích hiệu quả tài chính chỉ đánh giá tính khả thi của một dự án trên quan điểm chủ đầu tư, thông qua phân tích hiệu quả tài chính nó sẽ định hướng cho chủ đầu tư về phương thức huy động vốn (sử dụng nguồn vốn vay hay vốn cổ phần, trái phiếu …), các cơ chế về tài chính (thời gian vay, thời gian hoàn trả nợ vay, lãi vay, lãi suất vay, …) để dự án đạt mức sinh lời hợp lý nhất, đảm bảo cho

dự án hoạt động bền vững, lâu dài và hiệu quả. Trái lại, phân tích hiệu quả kinh tế đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm người quyết định đầu tư (Bộ Công Nghiệp, Chính Phủ, Quốc Hội) tức là đánh giá hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế quốc dân, đối với sự phát triển chung của ngành.

Ngoài ra, sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính đó chính là nội dung các khoản mục dòng thu và dòng chi. Khi phân tích các khoản mục dòng thu và dòng chi ta thấy EVN đã bỏ qua các khoản mục sau:

- Nếu dự án đuợc triển khai thì lượng ngoại tệ tiết kiệm được hàng năm do không phải nhập khẩu điện năng từ bên ngoài là bao nhiêu thì EVN chưa đưa vào tính toán dòng thu hàng năm. Theo báo cáo của EVN trong năm 2005 vừa qua, EVN đã nhập khẩu điện năng từ Trung Quốc là 400 triệu kWh, dự kiến năm 2006 sẽ tăng lên 600 triệu kWh tương ứng giá trị 36 triệu USD. Lượng ngoại tệ hàng năm phải trả cho Trung Quốc đủ để EVN đầu tư vào nhà máy Thủy điện loại trung với công suất 70 MW đủ cung cấp cho một Tỉnh Công nghiệp như Long An.

- Ngoài ra, nếu triển khai một dự án thì hàng năm nó cũng sẽ góp phần giảm thiệt hại đến sản xuất và tiêu dùng của nhân dân là bao nhiêu do hạn chế được tình trạng thiếu điện dẫn đến phải cắt điện luân phiên vào mùa khô, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, … thì cũng chưa đưa vào phân tích. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế của Viện kinh tế trung ương, các chuyên gia Bộ Công Nghiệp thì giá trị thiệt hại do ngừng cung cấp điện 1 kWh cho nền kinh tế quốc dân là khoản 15 -20 lần giá bán 1 kWh điện, xin chứng minh bằng số liêu tính toán như sau:

+ Doanh thu năm 2005 của EVN 35.500 tỷ đồng + Sản lượng điện thương phẩm năm 2005: 45 tỷ kWh + Sản lượng điện mất do ngừng cấp điện: 0,5 tỷ kWh. + Giá trị thiệt hại do ngừng cấp điện trong năm 2005: 15 lần x 0,5 tỷ kWh/năm x625 đ/kWh = 4687 tỷ đồng (bằng 13% doanh thu của ngành điện trong năm 2005).

- Các nguồn lợi thuỷ hải sản đem lợi do ngăn sông đắp đập, tích luỹ nước trong các hồ chứa, lợi ích chống hạn, chống lũ mà dự án đem lại hàng năm là bao nhiêu cũng chưa tính vào dòng thu.

- Các thiệt hại của dự án đối với môi trường xung quanh như: ô nhiễm môi trường, các thiệt hại do phải di dân lên vùng khác cũng đã bị bỏ qua không đưa vào dòng chi.

- Khi dự án triển khai thì cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế sẽ có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ, các tác động tích cực khác: như hệ thống các Trường học, bệnh viện, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn sẽ phát triển theo, công ăn việc làm của người dân trong khu vực sẽ được giải quyết, xóa đói giảm nghèo, … Tất cả các khoản mục trên đều bị bỏ qua nếu chỉ phân tích hiệu quả tài chính.

Từ những phân tích như trên, chúng ta nhận thấy một sự khác biệt cơ bản giữa phân tích hiệu quả tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế đó là: phân tích hiệu quả tài chính chúng ta chỉ đánh giá các khoản mục phát sinh ra các khoản chi phí tài chính, doanh thu tài chính. Trong khi phân tích hiệu quả kinh tế chúng ta đánh giá các khoản mục phát sinh ra chi phí kinh tế (xem xét đến các chi phí cơ hội của dự án), doanh thu kinh tế, lợi nhuận đạt được của dự án là lợi nhuận kinh tế.

Một sự khác biệt rất quan trọng giữa phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế đó là phân tích tài chính chỉ dựa vào chi phí hoặc mức giá thực sự mà dự án phải trả cho yếu tố đầu vào hoặc bán cho yếu tố đầu ra, trong khi giá cả trong phân tích kinh tế dựa trên chi phí cơ hội đối với đất nước. Ví dụ, giá bán 1 kWh khi dự án Thuỷ điện Sơn La đi vào hoạt động là 625 đồng/kWh là giá sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính, trong khi giá trị thiệt hại 1 kWh do ngừng cấp điện lại bằng 15-20 lần giá bán là giá sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế.

Tóm lại, đối với các dự án lớn như Thủy Điện Sơn La nếu chúng ta chỉ dừng lại ở phân tích hiệu quả tài chính để đánh giá tính khả thi của một dự án thì chưa đầy đủ, chưa phản ảnh được hiệu quả thực sự mà dự án sẽ đem lại. Điều này sẽ dễ dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm (Dự án Nhà Máy lọc dầu Dung Quốc là một bài học rất qúy cho cơ quan quyết định đầu tư)

Thứ hai: Có sự bất hợp lý trong cách tính chi phí sử dụng vốn (WACC – i%). % % % iv V Vv icp V Vcp i = +

- Icp%: Chi phí sử dụng vốn cổ phần được tính như sau:

+ Được tính tối đa bằng 14% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn đóng góp của cổ đông cá nhân và vốn tự có của doanh nghiệp không có nguồn vốn nhà nước;

+ Được tính bằng 8% nếu vốn cổ phần sử dụng 100% là vốn có nguồn gốc vốn Nhà nước.

+ Nếu vốn cổ phần là hổn hợp của vốn đóng góp của cổ đông cá nhân và vốn nhà nước thì icp% được tính bằng bình quân gia quyền của 2 loại vốn trên.

+ Điều đó có nghĩa là nếu sử dụng vốn cổ phần huy động từ các cá nhân thì chi phí sử dụng vốn cao hơn nguồn vốn cổ phần đóng góp từ nhà nước. Lý giải việc này, EVN cho rằng nếu huy động vốn cổ phần từ các cá nhân thì chi phí phát hành cao, đặc biệt là phải so sánh chi phí cơ hội khi nhà đầu tư quyết định góp vốn đầu tư dự án và lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa hợp lý bởi suy cho cùng vốn góp của nhà nước đa phần là vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nếu vay thì phải trả lãi vay. Do vậy, không có nghĩa gì nếu tỷ lệ hoàn vốn cổ phần đối với phần vốn nhà nước góp chỉ là 8% trong khi nhà nước lại đi vay tổ chức tín dụng bên ngoài là 11,5%.

- Iv%: được lấy bằng lãi suất thị trường vốn vay dài hạn trong nước liên ngân hàng tại thời điểm lập dự án. Chúng ta biết rằng lãi vay và cổ tức trả cho cổ đông có điểm giống nhau đó là những chi phí sử dụng nguồn vốn, nhưng nó khác nhau cơ bản ở điểm lãi vay là một khoản chi phí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế, do vậy chi phí sử dụng nguồn vốn vay khi này không còn là Iv% mà phải là Iv%(1-thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Sự “nhầm lẫn” phương pháp tính chi phí sử dụng vốn như trên sẽ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định một dự án, cụ thể như sau:

+ Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án không chính xác

+ Hạn chế sự huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, tăng rủi ro khi sử dụng vốn: chủ yếu dựa vào vốn cổ phần do nhà nước đóng góp do chi phí sử dụng vốn thấp - chi phí 8%, trong khi nếu huy động nguồn vốn từ các cá nhân bên ngoài thì chi phí là 14%. Đây cũng là thực trạng phương thức CPH các doanh nghiệp ngành điện hiện nay (vốn nhà nước giữ trên 70%).

+ Hiện giá dòng thu, dòng chi, các chỉ tiêu FNVP, FIRR sẽ không chính xác.

Thứ ba: Điện năng là hàng hóa đặc biệt, nó không thể lưu trữ mà sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ ngay bấy nhiêu. Do vậy, đối với một dự án nguồn điện đặc biệt là dự án lớn như Thuỷ điện Sơn La, người quyết định đầu tư sẽ rất muốn biết khi nhà máy hoạt động thì công suất hoạt động đạt mức bao nhiêu % trở lên thì đảm bảo dự án có lãi, các biến động của các yếu tố đầu vào, đầu ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu: FNVP, FIRR, … Hiện tại EVN chưa xây dựng các công cụ hổ trợ để đáp ứng yêu cầu trên.

Chúng ta biết rằng, trong quá trình phân tích và thẩm định dự án, dù phương pháp áp dụng có tiên tiến đến đâu, dữ liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy và chính xác thì nó vẫn là những con số tiên lượng, kết quả tính toán luôn có sự rủi ro, do vậy cần phải có một công cụ để đánh giá độ an toàn.

Chu kỳ của dự án thường trên 20 năm, một số dự án lớn như Thủy điện Sơn La là 40 năm, do vậy trong suốt chu kỳ của dự án sẽ có sự tác động khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra. Chính sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án, do vậy cũng cần phải có công cụ phân tích sự biến động các yếu tố đến chỉ tiêu kinh tế, tài chính của dự án.

Tóm lại, các công cụ phân tích, thẩm định hiệu quả của dự án mà EVN đang sử dụng có rất nhiều ưu điểm, nó đã góp phần rất lớn quá trình ra quyết định đầu tư vào các dự án điện trong thời gian qua, góp phần cải thiện tình hình cung cấp điện. Tuy nhiên các công cụ EVN đang sử dụng vẫn còn những hạn chế như phân tích ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên, nếu khắc phục thì nó sẽ là những công cụ hổ trợ đắc lực trong phân tích và thẩm định dự án đầu tư. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi xin đề xuất những kiến nghị ở phần sau.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN (Trang 46 - 52)