PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN (Trang 70 - 71)

II. HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

PHẦN KẾT LUẬN

Phân tích hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế còn khá mới trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế. Do vậy, cũng dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến phân tích hiệu quả kinh tế trong phân tích dự án đầu tư mà chỉ thực sự quan tâm đến phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Điều này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do phân tích kinh tế là đánh giá dự án ở góc độ xã hội mà doanh nghiệp thì chỉ quan tâm lợi ích cục bộ của dự án tức là quan tâm đến hiệu quả tài chính.

Ngoài ra, chúng ta biết rằng, phân tích hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án là cơ sở để nhà quản trị, cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định có đầu tư vào một dự án hay không hoặc quyết định tiếp tục điều chỉnh, có chính sách hổ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp vốn, ưu đãi thuế quan, …) nhằm khuyến khích thực hiện dự án. Như vậy, phân tích hiệu quả

kinh tế xem xét và đánh giá dự án dưới góc độ xã hội, đòi hỏi nhà quản trị phải có cái nhìn tổng quát, toàn diện về một dự án. Do đặc điểm trên mà phân tích hiệu quả kinh tế thường áp dụng ở tầm vĩ mô (cơ quan quản lý nhà nước) hoặc ở tầm Tổng công ty, tập đoàn.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và EVN nói riêng, họ chỉ thực sự quan tâm đến phân tích kinh tế khi mà có sự bắt buộc của nhà tài trợ nước ngoài: như WB, IMF, AFD … Đối với các nhà tài trợ họ không chỉ đơn thuần quan tâm đến hiệu quả tài chính của dự án mà còn đặc biệt quan tâm đến hiệu quả kinh tế, đó là cái lớn mà họ nhắm tới.

EVN hiện là tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, tuy nhiên các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế dự án vẫn chưa thực sự xứng tầm. Hơn nữa, hiện nay, EVN đang phải vay từ nguồn vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài chiếm gần 30% tổng vốn vay của toàn đơn vị, đặc biệt các dự án nguồn điện đa phần là dự án có tâm quan trọng, dự án lớn, do vậy việc hoàn thiện các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính là cần thiết.

Trên cơ sở vận dụng các công cụ phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính căn cứ vào thực trạng ngành điện, đề tài đã hệ thống được các công cụ phân tích cũng như các phương pháp tính toán. Đây là cơ sở để giúp cho cơ quan quyết định đầu tư, chủ dự án có sơ sở để quyết định đầu tư vào một dự án.

Ý nghĩa về mặt lý luận của đề tài: Hiện nay các công cụ kế toán quản trị chủ yếu tập trung vào phân tích tài chính, chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về phân tích kinh tế. Điều này, là chưa hoàn toàn đầy đủ với bản chất của kế toán quản trị, bởi theo quan điểm tiếp cận mới thì kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và kinh tế theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị. Đề tài cũng đưa ra một số công cụ hổ trợ trong phân tích hiệu quả kinh tế cũng như các phương pháp tính toán và là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án tại EVN (Trang 70 - 71)