Những điều đã làm được và chưa làm được trong công tác quản trị tín dụng thương mại ở FPT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách và hạn chế rủi ro cấp tín dụng thương mại cho Công ty FPT (Trang 48 - 50)

trị tín dụng thương mại ở FPT

™ Những điều đã làm được trong công tác quản trị tín dụng thương mại ở Công ty FPT:

oXây dựng được quy trình đánh giá và cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng

oChính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống đại lý.

oChính sách tín dụng linh động, có thể phù hợp với nhiều loại khách hàng khác nhau.

oChính sách thu nợ được cải thiện góp phần rút ngắn ngày công nợ, mặc dù sự thay đổi này hơi chậm so với sự tăng trưởng của công nợ nhưng là cần thiết cho hệ thống.

oCó hệ thống thông tin kiểm soát hạn mức tín dụng hiệu quả bằng phần mềm quản lý tài chính Solomon.

oCó quy trình kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện hạn mức tín dụng của khách hàng định kỳ nhằm có những điều chỉnh hạn mức phù hợp vời tình hình kinh doanh.

oCó đội ngũ nhân lực chuyên trách quản lý hạn mức tín dụng có kinh nghiệm và trình độ.

™ Những điều chưa làm được trong công tác quản trị tín dụng thương mại ở Công ty FPT:

oCông tác phân tích tín dụng thương mại còn mang tính chủ quan, chưa theo sát các phương pháp phân tích tín dụng như:

ƒ Phân tích tín dụng thông qua các tỷ số tài chính của khách hàng, nguyên nhân chủ yếu do khách hàng không cung cấp các báo tài chính.

ƒ Xây dựng các tiêu chí phù hợp để cho điểm và xếp hạng doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tín dụng có tính khách quan hơn.

ƒ Thông tin thu thập về khách hàng chủ yếu từ nguồn nội bộ, Phòng kinh doanh nên không hoàn toàn khách quan.

oChưa xây dựng được một quy trình xử lý nợ hiệu quả khi khách hàng cố tình không thanh toán hoặc trì hoãn việc thanh toán, đặc biệt là trong công tác lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi vẫn chưa được chú trọng và triển khai.

oCác hồ sơ xác nhận quyền đòi nợ đối với khách hàng còn phức tạp, chưa chặt chẽ và lưu trữ nhiều loại chứng từ nhưng không tập trung và rời rạc ở từng phòng ban.

oChưa nghiên cứu các công cụ mới nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng thương mại ví dụ như: bao thanh toán hay các công cụ chuyển nhượng vẫn chưa được Công ty chú trọng và nghiên cứu triển khai trong thực tế.

™ Một số nguy cơ:

oHạn mức tín dụng cấp cho khách hàng là tín chấp 100%, khi khách hàng mất khả năng thanh toán, bên cung cấp tín dụng, Công ty FPT không có một tài sản đảm bảo nào để bù đắp cho những tổn thất này. Chỉ cần một khách hàng mất khả năng thanh toán sẽ đánh động đến hệ thống các đại lý khác, vì các đại lý không chỉ có quan hệ mua bán chịu với nhà phân phối mà còn với đại lý ngang cấp từ đó ảnh hưởng chung đến thời hạn thanh toán công nợ của toàn hệ thống đại lý của FPT. Rất có thể, một khách hàng này mất khả năng thanh toán sẽ kéo theo khách hàng khác và kéo theo hệ thống đại lý đang mua bán chịu với FPT đứng trước rủi ro thanh toán đúng hạn.

oCác báo cáo tài chính cần thiết cũng như kế hoạch kinh doanh của đại lý là cơ sở để lập và cấp hạn mức tín dụng cho đại lý không được khách hàng cung cấp đầy đủ với lý do là FPT không phải là ngân hàng hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu đại lý cung cấp những báo cáo như thế. Để bán hàng FPT vẫn phải cấp tín dụng cho những khách hàng này mà không hề có những thông tin cơ bản nào về tình hình tài chính của đối tượng mà mình cấp tín dụng thương mại, ngoại trừ những báo cáo mà cán bộ kinh doanh thu thập được.

oCán bộ kinh doanh chạy theo doanh số, thờ ơ trong công tác đốc thúc khách hàng thanh toán đúng hạn. Câu chuyện này không có gì mới, kinh doanh chỉ biết bán hàng mà không hề có ý thức về các khoản công nợ quá hạn do mình gây ra dẫn đến rủi ro thanh toán không đúng hạn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách và hạn chế rủi ro cấp tín dụng thương mại cho Công ty FPT (Trang 48 - 50)