thời gian qua
Công ty Unicorp ở TP Hồ Chí Minh, kinh doanh máy tính, nợ hơn 350 triệu đồng trong vòng 3 năm. Mặc dù xác định khoản nợ này là khó đòi nhưng Công ty FPT vẫn không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Phương pháp xử lý nợ chủ yếu là hàng ngày cho nhân viên đến Công ty Unicorp đòi nợ cho đến khi thanh toán hết nợ. Thực tế thì giải pháp thu nợ này của Công ty không hiệu quả vì tại thời điểm đó công ty này gần như mất khả năng thanh toán, nếu FPT chủ động cùng các cơ quan chứng năng đến phát mãi tài sản trước khi họ tuyên bố phá sản vào năm 2001, thì thiệt hại sẽ ít hơn.
Công ty 3C, ở TP Hồ Chí Minh, vào năm 2000 một nhân viên của Công ty
3C đã mạo danh công ty bằng việc giả chữ ký giám đốc và con dấu mua
một lô máy tính của Công ty FPT trị giá hơn 250 triệu đồng. Sự việc được phát hiện thì nhân viên này đã bỏ trốn cùng với lô hàng. Công ty 3C từ
chối thanh toán lô hàng trên vì họ cho rằng đây là hành vi lừa đảo của nhân viên, không liên quan đến Công ty 3C. Sau nhiều lần khởi kiện Công ty 3C, FPT đã thua kiện và đành xử lý toàn bộ giá trị lô hàng trên vào nợ khó
đòi vào năm 2002. Sự việc này là bài học cho việc xác định đúng người
được đại lý ủy quyền trong giao nhận hàng hóa.
Tiếp đến năm 2005, Công ty Hoàng Hà, ở Thái Nguyên, kinh doanh điện thoại di động. Sau một vài phi vụ mua hàng họ thanh toán rất đúng hạn, FPT đã cho họ mức tín dụng 250 triệu đồng. Thủ thuật lừa đảo của họ rất tinh vi, họ nhập hàng về sau đó bán thấp hơn giá mua vào để xoay vòng vốn nhanh, sau một vài lần thanh toán đúng và trước hạn, họ ôm một lô hàng lớn, bán và thu tiền sau đó bỏ trốn. Sự vụ xảy ra các chủ nợ đua nhau đến phát mãi tài sản mới phát hiện văn phòng làm việc là họ thuê lại, trong nhà không có tài sản nào đáng giá ngoài các thiết bị văn phòng.