0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu triển khai các hình thức đảm bảo tín dụng thương mại với các đối tác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CẤP TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CHO CÔNG TY FPT (Trang 71 -73 )

Chương III: Các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và

3.2.2.3. Nghiên cứu triển khai các hình thức đảm bảo tín dụng thương mại với các đối tác

mại với các đối tác

™ Ký kết Bao thanh toán với ngân hàng

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của Công ty FPT nói chung và hoạt động phân phối nói riêng thì sự đánh đổi các khoản chi phí để duy trì sự an toàn cho các khoản công nợ phải thu là cần thiết và cần được nghiên cứu tính khả thi để triển khai trong thực tế như là một giải pháp “bảo hiểm nợ” cho công ty. Một trong những giải pháp đó nên được xem xét đó là “bao thanh toán”. Dịch vụ bao thanh toán đã được các công ty của các nước phát triển vận dụng như là chiếc phao cứu sinh trong hoạt động quản lý các khoản tín dụng thương mại cấp cho khách hàng. Ở Việt nam, nghiệp vụ bao thanh toán đang được các tổ chức tín dụng chào mời các doanh nghiệp trong đó có Công ty FPT. Bao thanh toán mang lại những tiện ích cho doanh nghiệp như:

o Tăng vòng quay vốn o Tăng khả năng thanh toán

o Tăng khả năng cạnh tranh của Công ty FPT với các nhà cung ứng khác khi cho khách hàng trả chậm từ đó tạo cơ hội thúc đẩy bán hàng o Nhằm tạo sự phát triển bền vững chung cho toàn Công ty FPT và đặc

biệt giảm thiểu rủi ro tín dụng thương mại thì Công ty FPT nên xem xét và đưa nghiệp vụ bao thanh toán vào thực tiển như là một giải pháp dự phòng rủi ro cho công ty. Không phải tấc cả các khoản phải thu đều sử dụng dịch vụ bao thanh toán, mà chúng ta cần phân loại và đánh giá khả năng thu hồi các khoản phải thu. Các khoản phải thu có rủi ro cao nhất sẽ được ký hợp đồng bao thanh toán với tổ chức tín dụng. Nên phân chia các khoản phải thu thành các nhóm:

o Nhóm mức độ rủi ro cao, đó là các khoản tín dụng thương mại chưa được khách hàng thực hiện bảo đảm tín dụng thương mại gồm: khách hàng mới hoặc khách hàng có trụ sở kinh doanh khác tỉnh, thành phố với Công ty FPT. Đối với nhóm công nợ của các khách hàng này chúng ta cần phải cân nhắc hiệu quả của việc cấp tín dụng so với chi phí bao thanh toán bỏ ra. Đối với nhóm khách hàng này sẽ ký hợp đồng bao thanh toán miễn truy đòi với tổ chức nhận bao thanh toán. o Nhóm có mức độ rủi ro vừa phải, đó là các khoản tín dụng thương

mại cấp cho các khách hàng có địa bàn kinh doanh cùng với Công ty FPT và có quan hệ mua bán lâu năm với Công ty FPT, được đánh giá uy tín thanh toán tốt và chưa có đảm bảo tín dụng. Đối với nhóm khách hàng này chỉ cần ký hợp đồng bao thanh toán truy đòi với tổ chức nhận bao thanh toán để tiết kiệm chi phí.

o Nhóm có mức độ rủi ro rất thấp, đó là nhóm khách hàng đã có đảm bảo tín dụng thương mại. Đối với các khoản công nợ của nhóm khách hàng này không cần làm bao thanh toán.

™ Ký kết hợp đồng bán nợ với DATC

Bên cạnh bao thanh toán là giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng thương mại, thì các hợp đồng bán nợ cho DATC cũng là một hướng mới trong công tác quản lý rủi ro

tín dụng tại các doanh nghiệp, trong đó có Công ty FPT. Trong thời gian không xa hoạt động mua bán nợ sẽ trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp và Công ty FPT cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Thông qua mua bán nợ, Công ty FPT sẽ có thể xử lý được các khoản nợ khó đòi của mình và có thể đẩy nhanh vòng quay vốn của công ty nhờ những hợp đồng bán nợ và thu nợ trước hạn. Hơn thế nữa, khi hợp tác với DATC là mua được sự an toàn của các khoản phải thu trước các nguy cơ mất khả năng thanh toán của khách hàng. Cũng như bao thanh toán, để hoạt động bán nợ với DATC được hiệu quả và có chi phí thấp nhất, Công ty FPT cần tiến hành phân loại các khoản phải thu theo mức độ rủi ro từ đó để có những hợp đồng bán nợ phù hợp và tránh lãng phí.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những tồn tại nguy cơ có thể xảy ra rủi ro trong quá trình cấp tín dụng thương mại cho đại lý thì ở chương 3 đã tập trung vào những giải pháp mang tính chất đề xuất và hoàn thiện nhằm giảm thiểu và kiểm soát những rủi ro có thể xảy tra trong quá trình cấp tín dụng thương mại. Chương 3 đã đưa ra được một tổ hợp các giải pháp trước mắt và dại hạn mà cả các cơ quan quản lý nhà nước và Công ty FPT cùng hành động nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công cụ tín dụng thương mại đồng thời kiểm soát được rủi ro cấp tín dụng thương mại cho đại lý phục vụ cho quá trình phát triển của Công ty FPT.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CẤP TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI CHO CÔNG TY FPT (Trang 71 -73 )

×