Chương III: Các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và
3.2.1.2. Dự phòng nợ khó đòi theo quy định và sử dụng các dịch vụ đòi nợ thuê để xử lý các khoản nợ khó đòi.
vụ đòi nợ thuê để xử lý các khoản nợ khó đòi.
Trong công tác quản lý công nợ cần tiến hành phân loại theo tuổi nợ và đánh giá chất lượng các khoản phải thu định kỳ. Đối với những khoản công nợ được đánh giá là khó đòi thì tiếp tục phân loại theo hướng dẫn của Thông tư 13/2006/TT-BTC, ngày 27/02/2006, cụ thể chia thành các loại:
Nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
Nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
Nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
Trên cơ sở phân loại các nhóm tuổi nợ, định kỳ công ty sẽ tiến hành họp hội đồng đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải thu từ đó tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi giúp cho công ty có thể chuẩn bị được những tình huấn xấu là khách hàng mất khả năng thanh toán, từ đó có thể chủ động trong công tác quản lý rủi ro và hạn chế thấp nhất những tổn thất bất thường làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Bên cạnh đó khi tiến hành phân loại và đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ công ty sẽ đưa ra những chính sách thu nợ và xử lý nợ hợp lý với từng đối tượng khách hàng. Đối với những khoản công nợ khó đòi, mặc dù công ty đã cố gắng vận dụng các biện pháp nhưng vẫn không thể thu hồi được công nợ, khi đó các dịch vụ công ty nên sử dụng các dịch vụ đòi nợ thuê chuyên nghiệp. Có thể chi phí trả cho công ty đòi nợ thuê sẽ nhiều hơn khoản công nợ khó đòi có thể thu hồi về nhưng điều này là cần thiết và Công ty FPT nên làm để làm bài học cho những khách hàng khác cố tình chây lỳ về công nợ.
3.2.2. Những giải pháp dài hạn