Định hướng cơng tác hỗ trợ người khuyết tật thời gian tớ

Một phần của tài liệu Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam (Trang 39 - 44)

IV. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ

4.2.Định hướng cơng tác hỗ trợ người khuyết tật thời gian tớ

NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHỮNG NĂM TỚ

4.2.Định hướng cơng tác hỗ trợ người khuyết tật thời gian tớ

Trên cơ sở thực trạng tổ chức thực hiện cơng tác trợ giúp người khuyết tật trong những năm qua, định hướng hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong thời gian tới như sau:

• Tiếp tục thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật

Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010 đã thu được những kết quả và thành tựu quan trọng, gĩp phần nâng cao đời sống người khuyết tật, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nhĩm dân cư, thúc đẩy bình đẳng xã hội. Tuy nhiên, để cơng tác trợ giúp người khuyết tật hiệu quả, bền vững hơn cần thực hiện những chương trình, dự án với thời gian dài hơn, quy mơ hơn. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2011 - 2015 phù hợp với quy định tại điểm k, khoản 1, Điều 50 của Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12. (Điều 50. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cĩ trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật”).

Đề án trợ giúp người khuyết tật cần được đưa thành một bộ phận cấu thành trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội, như vậy đảm bảo khơng bỏ sĩt đối tượng và bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội khơng bị rơi vào tình trạng bần cùng hố bởi tác động tiêu cực của các loại rủi ro dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế, đồng thời việc tiếp tục Đề án cũng là cơ sở xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ ngân sách trong lĩnh vực người khuyết tật.

• Nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức của người khuyết tật về vấn đề khuyết tật

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - đơn vị quản lý nhà nước về vấn đề người khuyết tật chỉđạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch của địa phương triển khai việc phổ biến, tuyên truyền Luật Người khuyết tật. Các Bộ, ngành khác xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến người khuyết tật trong phạm vi nhiệm vụđược giao. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được thực hiện trên phạm vi cả nước, tập trung vào khu vực nơng thơn, miền núi. Đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp cĩ cam kết về thực hiện tuyên truyền phổ biến Luật Người khuyết tật.

- Ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương cần phân bổ tài chính cho hoạt động truyền thơng, phổ biến pháp luật người khuyết tật.

• Về chăm sĩc sức khoẻ người khuyết tật

- Thúc đẩy việc xây dựng các chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; Phát triển chương trình sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em;

- Tiến hành phân dạng, phân hạng khuyết tật theo mức độ suy giảm khả năng lao động và khả năng tự phục vụ, trên cơ sởđĩ đểđịnh hướng xây dựng các chương trình chăm sĩc sức khoẻ phù hợp;

- Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng thống nhất trong tồn quốc theo tuyến. Tuyến trung ương: bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cĩ vai trị chỉđạo tuyến, thúc đẩy cơng tác phục hồi chức năng cho tồn tuyến; tuyến tỉnh: tất cả các bệnh viện đa khoa tỉnh phải thành lập khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, hướng tới thành lập bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cấp tỉnh; tuyến huyện: cĩ cán bộ chuyên trách cơng tác phục hồi chức năng, hướng đến thành lập khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng ở bệnh viện đa khoa huyện; tuyến xã cĩ cán bộ y tế làm cơng tác phục hồi chức năng;

- Hướng dẫn chính sách miễn, giảm viện phí đối với người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo - Tăng cường truyền thơng về chăm sĩc sức khoẻ người khuyết tật, tiếp tục duy trì cơng tác khám sức khoẻđịnh kỳ cho người khuyết tật tại cơ sở.

• Về giáo dục cho trẻ em khuyết tật

- Tăng cường truyền thơng nâng cao nhận thức của người khuyết tật và gia đình cĩ người khuyết tật về lợi ích của giáo dục đối với bản thân người khuyết tật, gia đình và lợi ích xã hội;

- Trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật, thực hiện thống kê về quy mơ, độ tuổi, giới tính, cơ cấu dạng tật của trẻ làm cơ sở thiết kế các chương trình giáo dục phù hợp;

- Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật theo vùng địa lý, đảm bảo phân bố hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của người khuyết tật theo vùng, miền khác nhau trên cả nước;

- Phát triển, mở rộng giáo dục cấp trung học cơ sở cho học sinh khiếm thính;

- Phát triển các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hồ nhập, đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố cĩ 01 trung tâm;

- Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục hồ nhập; nâng mức phân bổ ngân sách cho giáo dục học sinh khuyết tật;

- Đẩy mạnh cơng tác phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục người khuyết tật. Tăng cường cơng tác đào tạo giáo viên, mở thêm mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật cho các trường sư phạm, mở mã ngành đào tạo sau đại học về giáo dục trẻ khuyết tật; cơng tác bồi dưỡng chuyên mơn về can thiệp sớm, giáo nhập hịa nhập cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các cấp học.

• Về dạy nghề và việc làm

- Trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật tiến hành thống kê, đánh giá, phân loại số người khuyết tật theo mức độ, dạng tật theo khả năng lao động để giúp cho cơng tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai;

- Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, gia đình và người khuyết tật về lợi ích của dạy nghề cho người khuyết tật;

- Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với khả

năng của người khuyết tật và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Cần tách dạy nghề cho người khuyết tật ra khỏi các chương trình dạy nghề, khơng nên gắn chung như một số chương trình hiện nay;

- Xã hội hố cơng tác dạy nghề cho người khuyết tật; cĩ chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp ngồi nhà nước tham gia dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ cho người khuyết tật;

- Tăng cường chính sách hỗ trợ, khuyến khích dạy nghề tạo việc làm tại chỗ cho người khuyết tật;

- Tăng cường cơng tác giám sát và chế tài đối với doanh nghiệp về thực hiện quy định nhận người khuyết tật vào làm việc;

- Khuyến khích các đơn vị dịch vụ việc làm xây dựng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật, và hỗ trợ tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong việc cung cấp, kết nối các dịch vụ việc làm cho người khuyết tật.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê về việc làm của người khuyết tật, bao gồm tỷ lệ cĩ việc làm, tỷ lệ học nghề, cĩ việ c làm sau học nghề, tỷ lệ duy trì được cơng việc bền vững…

- Đề xuất thay đổi giới hạn giờ làm việc tối đa và làm ngồi giờ của người khuyết tật. Xem xét đểđiều chỉnh quy định về thời gian làm việc của người khuyết tật theo hướng hồ nhập và bình đẳng đối với người lao động khơng khuyết tật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật

- Trên cơ sở phân dạng, phân hạng mức độ khuyết tật tiến hành thống kê số người khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ làm cơ sở triển khai hoạt động trợ giúp xã hội;

- Thúc đẩy thành lập mới và cải tạo các cơ sở chăm sĩc, nuơi dưỡng người khuyết tật cho phù hợp với tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân;

- Xây dựng lộ trình nâng mức trợ cấp xã hội, đảm bảo trợ cấp xã hội đáp ứng được mức sống tối thiểu;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên hỗ trợ và chăm sĩc người khuyết tật tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội;

- Nghiên cứu đánh giá các mơ hình trợ giúp người khuyết tật để phổ biến nhân rộng các kinh nghiệm đối với những mơ hình cĩ hiệu quả;

• Tiếp cận giao thơng và cơng trình cơng cộng của người khuyết tật

- Tăng cường quản lý, thẩm định cấp phép các cơng trình xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các cơng trình xây dựng phải đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về tiếp cận của người khuyết tật;

- Cĩ chế tài mạnh xử lý vi phạm khơng tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn cũng như các văn bản pháp quy cĩ liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các cơng trình xây dựng, giao thơng cơng cộng;

- Giao thơng tiếp cận cho người khuyết tật cần cĩ sự quan tâm đầu tư thoảđáng của Nhà nước vào hạ tầng giao thơng, phương tiện giao thơng. Do vậy, bên cạnh các quy định về quy chuẩn, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng giao thơng tiếp cận (sân bay, nhà ga, bến xe, bến tàu; phát triển phương tiện giao thơng tiếp cận (xe buýt, tàu hoả,...); Phát triển các tuyến xe buýt tiếp cận tại tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước.

- Cĩ các quy định yêu cầu các doanh nghiệp vận tải từng bước thay thế, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải thân thiện, cĩ khả năng tiếp cận cho người khuyết tật sử dụng.

• Tiếp cận thơng tin và truyền thơng cho người khuyết tật

- Tiếp tục xây dựng hồn thiện chính sách/tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng thơng tin - truyền thơng;

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ cung cấp dịch vụ cơng nghệ thơng tin - truyền thơng cho người khuyết tật;

- Đầu tư xây dựng các sản phẩm phần cứng, phần mềm hỗ trợ người khuyết tật sử dụng cơng nghệ thơng tin - truyền thơng;

- Xây dựng thử nghiệm các mơ hình đào tạo, việc làm về cơng nghệ thơng tin cho người khuyết tật.

• Tiếp cận văn hố, thể dục thể thao của người khuyết tật

- Thúc đẩy việc thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hố nghệ thuật người khuyết tật ở các địa phương;

- Tổ chức các phong trào thể dục thể thao, văn hố văn nghệ, hội thi , văn hố văn nghệ, thể dục thể thao ở cấp địa phương;

- Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng mới hạ tầng cơ sở thể dục thể thao đảm bảo phục vụ cho người khuyết tật đến tham gia tập luyện.

• Về phát triển các tổ chức của/vì người khuyết tật

- Thúc đẩy việc thành lập và phát triển các tổ chức hội của/ vì người khuyết tật ởđịa phương; - Đánh giá việc thành lập và hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật trên tồn quốc để làm căn cứ nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ chức Hội, tổ chức tự lực của người khuyết tật;

- Nghiên cứu xây dựng cẩm nang thành lập và hoạt động của Hội người khuyết tật và tổ chức hội thảo, tuyên truyền giới thiệu các mơ hình tốt.

• Về phát triển hệ thống thơng tin phản hồi của người khuyết tật

Việt Nam đã xây dựng và vận hành thí điểm hệ thống thơng tin phản hồi của người khuyết tật. Hệ thống này giúp người khuyết tật tiếp cận với thơng tin và phản ánh thơng tin, những vấn đề bất cập trong dịch vụ hỗ trợ, những vi phạm trong việc triển khai luật và chính sách liên quan đến người khuyết tật tới các cơ quan hữu quan, đểđưa ra những biện pháp hoặc những điều chỉnh cần thiết nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát triển và hồ nhập vào xã hội. Kết quả thử nghiệm cho thấy, đây là một hướng đi đúng, rất hữu ích cho các cơ quan hữu quan cũng như bản thân người khuyết tật trong quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc triển khai hệ thống thơng tin phản hồi nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật trong việc giám sát thực hiện chính sách liên quan đến người khuyết tật tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo1. Cơng ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật;

Một phần của tài liệu Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam (Trang 39 - 44)