Khĩ khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam (Trang 38 - 39)

IV. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ

4.1.2.Khĩ khăn, thách thức

NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHỮNG NĂM TỚ

4.1.2.Khĩ khăn, thách thức

• Nhận thức xã hội về vấn đề khuyết tật và người khuyết tật cịn chưa đầy đủ

Ở Việt Nam, theo đánh giá của các Bộ, ngành, nhận thức xã hội đối với vấn đề khuyết tật và người khuyết tật đã cĩ những chuyển biến tích cực. Cho đến nay, quan điểm của Nhà nước Việt Nam về người khuyết tật là vấn đề xã hội và giải quyết vấn đề khuyết tật và người khuyết tật theo hướng nhân quyền, đây là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, tuy nhiên để xã hội chuyển hướng nhận thức là cả một thách thức lớn. Trên thực tế việc thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi là một quá trình dài và đầy khĩ khăn, thách thức khi mà nền tảng nhận thức xã hội về vấn đề này cịn chưa đầy đủ và khơng đồng đều giữa các nhĩm dân cư nhưđã phân tích ở mục 3.1 phần III - nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề người khuyết tật ở Việt Nam.

Khĩ khăn về ngân sách đối với các chương trình hỗ trợ người khuyết tật

Những khĩ khăn về ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương đối với các đề án, hoạt động hỗ trợ người khuyết tật thường được đề cập đến trong các báo cáo của các địa phương, các Bộ, ngành về cơng tác người khuyết tật bao gồm cả khĩ khăn về ngân sách thấp và khĩ khăn về giải ngân, cũng như phân bổ ngân sách, huy động ngân sách địa phương. Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình thực hiện Quyết định số 239/2006/QĐ - TTg cho thấy, phân bổ ngân sách hàng năm cho Đề án thường bị chậm do các địa phương chậm triển khai các hoạt động của Đề án; chế

độ báo cáo tình hình thực hiện Đề án của các địa phương chậm, ảnh hưởng đến cân đối và bố trí ngân sách hàng năm; nội dung và mức chi hỗ trợ cho đối tượng khơng phù hợp. Ngồi ra, một số hoạt động thường khơng được bố trí ngân sách. Ví dụ, ngân sách thường khơng được phân bổ cho các hoạt động truyền thơng nâng cao nhận thức mà lồng ghép trong ngân sách của các hoạt động khác; hoặc khơng bố trí lương/phụ cấp cho cán bộ thực hiện chính sách.

• Chưa xây dựng được chương trình giám sát, theo dõi việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ

người khuyết tật

Cơng tác giám sát đánh giá là một trong những điểm yếu trong các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp người khuyết tật trong những năm qua. Theo báo cáo đánh giá của Đề án 239 cho thấy:

- Hệ thống chỉ tiêu của Đề án ngay từ khi thiết kế khơng mang tính thực tiễn và thiếu một hệ thống giám sát, đánh giá hồn thiện để cung cấp thơng tin cho tính tốn chỉ tiêu;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đơn vị chủ trì thực hiện thiếu các hỗ trợ kỹ thuật nên đã khơng thể một mình thực hiện cơng tác giám sát và báo cáo một cách thường xuyên và hệ thống và đặc biệt khi hoạt động này mang tính liên ngành;

- Nguồn ngân sách nhà nước phân bổ cho Đề án hạn hẹp nên khơng thể phân bổ thêm kinh phí để thực hiện cơng tác giám sát và đánh giá;

- Đề án khơng huy động được bất kỳ một hỗ trợ tài chính và kỹ thuật quốc tế nào cho cơng tác giám sát đánh giá của Đề án.

• Cơ chế phối hợp thực hiện chính sách đối với người khuyết tật thiếu hiệu quả

Việc tổ chức thực hiện chính sách người khuyết tật, các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật được nhiều đơn vị, ban ngành tham gia. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì, các đơn vị, ban ngành khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp để thực hiện phần cơng việc của mình. Ởđịa phương Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, các đơn vị, ban ngành khác trong tỉnh cùng phối hợp thực hiện căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, ban ngành. Do vậy, việc phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cĩ nhiều bất cập chồng chéo do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Một phần của tài liệu Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam (Trang 38 - 39)