Thuận lợi, khĩ khăn và thách thức

Một phần của tài liệu Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam (Trang 37 - 38)

IV. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ

4.1.Thuận lợi, khĩ khăn và thách thức

NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHỮNG NĂM TỚ

4.1.Thuận lợi, khĩ khăn và thách thức

4.1.1. Thuận lợi

Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong và tham gia tích cực vào các cam kết quốc tế, cam kết khu vực về vấn đề người khuyết tật. Đối với quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký Cơng ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (tháng 10/2007); ở khu vực, Việt Nam đã cam kết thực hiện khuơn khổ hành động Biwako “Hướng tới một xã hội hồ nhập, khơng vật cản và vì quyền của người khuyết tật”, khu vực châu Á - Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về người khuyết tật (2003 - 2012) với 7 lĩnh vực ưu tiên và thêm một lĩnh vực nữa là “nâng cao nhận thức xã hội với các vấn đề của người tàn tật”. Việc tham gia các cơng ước, cam kết quốc tế và khu vực khơng những thể hiện quyết tâm và mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam thực hiện những điều tốt đẹp nhất, tạo điều kiện tốt nhất cùng với người khuyết tật giải quyết khĩ khăn của bản thân họ và các rào cản xã hội, cùng hướng tới một xã hội phát triển bền vững mà cịn thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về vấn đề người khuyết tật. Đặc biệt việc ký Cơng ước thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ khơng phải là vấn đề y tế và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, theo đĩ nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Hơn 20 năm qua, “đổi mới” đã mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế quốc gia liên tục tăng nhanh và ổn định. Giai đoạn 1986 - 1990: GDP tăng 4,4%/năm, giai đoạn 1991 - 1995 GDP bình quân năm tăng 8,2%. Từ năm 1996 - 2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm. Giai đoạn 2000 - 2005, nền kinh tếđạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. giai đoạn 2006 - 2010 GDP vẫn duy trì mức tăng cao và ổn định, đạt bình quân trên 7% (năm 2006: 8,17%; 2007: 8.5%; 2008: 6,2%; 2009: 5,3%; 2010: 6,7%). Các cân đối vĩ mơ của nền kinh tế cơ bản được giữổn định, tạo mơi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Qua 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo cơ chế mới. Thị trường hàng hố phát triển với quy mơ lớn, tốc độ nhanh. Các thị

trường dịch vụ, lao động, khoa học và cơng nghệ, bất động sản đang được hình thành. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách.

Tăng trưởng kinh tếổn định trong nhiều năm qua giúp cho Việt Nam cĩ nguồn lực và cơ sởđể thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội, trong đĩ cĩ các chính sách đối với người khuyết tật trong thời gian tới.

Trên bình diện quốc tế, Cơng ước về quyền của người khuyết tật được Liên Hợp Quốc thơng qua ngày 13 tháng 12 năm 2006, cĩ hiệu lực từ ngày 03 tháng 5 năm 2008 đánh dấu một bước thay đổi to lớn trong việc giải quyết vấn đề khuyết tật và người khuyết tật tồn thế giới. Cơng ước được xây dựng dựa trên khuơn khổ Tuyên ngơn quốc tế nhân quyền, Cơng ước này đã thiết lập quyền của 650 triệu người khuyết tật trên tồn thế giới. Đây là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Đến nay đã cĩ khoảng 200 quốc gia tham gia ký kết và Việt Nam là thành viên thứ 147 tham gia ký Cơng ước vào tháng 10/2007.

Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội Việt Nam thơng qua năm 2010 và cĩ hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Luật Người khuyết đi vào thực tiễn sẽ gĩp phần nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vấn đề người khuyết tật, xố bỏ những kỳ thị, tạo mơi trường xã hội thuận lợi cho các hoạt động trợ giúp, nhằm đáp ứng những nhu cầu bức xúc nhất của người khuyết tật. Luật cũng sẽ gĩp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật và gia đình họ, gĩp phần hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.

Một phần của tài liệu Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam (Trang 37 - 38)