Đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 195 Hà Nội (Trang 33 - 38)

5.1. Những thành tựu đạt đợc

Mặc dù trong thời gian qua công ty dệt 19/5 Hà Nội đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do: sức ép của các đối thủ cạnh tranh, thị trờng ngành giầy đang giảm sút, thời gian gia nhập vào WTO, AFTA đang đến gần Song bằng sự nỗ…

lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt đợc những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và

+ Từng bớc ổn định sản phẩm may, tay nghề lao động đợc nâng cao, thích ứng nhanh với các mã hàng mới, doanh thu không ngừng tăng và vợt 4% so với kế hoạch.

+ Mở rộng sản xuất cho ra đời phân xởng thêu và đã đi vào ổn định tay nghề.

+ Bổ sung và chuyển đổi mặt hàng vải cho thị trờng ngoài ngành giầy để bù đắp phần doanh thu thị trờng giầy giảm sút.

+ ổn định và tăng giá hàng bán, giá bán của vải và sợi tăng trung bình khoảng 6% đối với vải, sợi tăng 14% so với cùng kì và cân bằng với mức giá nguyên liệu bông tăng trong năm.

+ ổn định và duy trì đợc các khách hàng truyền thống, họ luôn là khách hàng của công ty kể cả trong điều kiện khó khăn nhất của thị trờng.

Có thể nói công ty đạt đợc những kết quả đáng kể nh vậy là do một số nguyên nhân sau:

- Công ty không ngừng đầu t, đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tình hình thực tế của mình, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lợng sản phẩm.

- Công ty luôn chú trọng giữ vững uy tín, chất lợng sản phẩm, luôn cải tiến, hoàn thiện sản phẩm ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trờng. Từ đó đã mở rộng thị trờng tiêu thụ trong và ngoài nớc.

- Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm đang ở giai đoạn cuối của chu kì sống và thay thế bằng những sản phẩm mà thị trờng có nhu cầu.

- Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trờng, tìm hiểu rõ đối thủ cạnh tranh từ đó công ty đã đáp ứng đợc yêu cầu của khách hàng một cách tốt hơn.

5.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đã đạt đợc, thì trong thời gian qua công ty vẫn gặp phải một số khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân chính của nó là:

Công ty cha chú trọng vào công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trờng nên vẫn còn thiếu thông tin về khách hàng, về thị trờng, về đối thủ cạnh tranh mà đây lại là những cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển nh hiện nay, thông tin đã trở thành một tài nguyên quan trọng. Một doanh nghiệp mà không nắm bắt đợc chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin về thị trờng thì doanh nghiệp đó sẽ mất các cơ hội kinh doanh về tay các đối thủ của mình. Điều này đã từng xảy ra đối với công ty vào những năm 1990, khi đó sản phẩm của công ty vẫn làm từ nguyên liêu truyền thống là sợi bông trong khi nhu cầu về sản phẩm này không còn nữa. Do thông tin về thị trờng còn hạn chế, công ty đã không nhận thấy đợc điều này nên đã chậm chân trong việc đổi mới sản phẩm và đã để cho các đối thủ khác xâm lấn vào thị trờng của công ty.

Có thể nói việc tổ chức bán hàng còn thụ động, mang nặng t tởng trông chờ khách hàng đến. Do chính sách phân phối của công ty chủ yếu là phân phối qua kênh trực tiếp, hoạt động giao dịch với khách hàng thờng diễn ra tại công ty. Khách hàng tìm đến công ty nhiều hơn là công ty tìm đến khách hàng. Chính vì thế mà công ty khó tìm kiếm thêm đợc nhiều khách hàng mới, khai thác tốt đợc thị trờng hiện tại, còn đối với những khách hàng nhỏ, ở xa, mua số lợng ít thờng ngại tới công ty do việc giao dịch mua bán, đi lại không thuận tiện.

Mặt khác chính sách giá bán cha đợc xác định rõ, giá bán cha thể hiện đợc là một công cụ cạnh tranh quan trọng. Hiện nay công ty cha xây dựng đợc một chính sách giá bán mà việc bán hàng dựa trên sự “ mặc cả ”, “ thuận mua, vừa bán ” là chủ yếu. Công ty cha biết sử dụng hiệu quả công cụ giá bán để làm tăng sản lợng tiêu thụ từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận nh việc dùng giá để giữ khách hàng truyền thống. Ngoài ra do giá thành sản phẩm của công ty còn cao nên cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của công ty.

Một hạn chế mà không thể không kể đến đó là sự thiếu hụt nhân sự cả về số lợng lẫn chất lợng. Đôi khi do sự thiếu hụt này mà nhiều lúc việc vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng bị nhầm lẫn gây tốn kém chi phí vận chuyển, thời gian và uy tín.

Hy vọng rằng trong thời gian tới công ty dệt 19/5 Hà Nội không ngừng phát huy những mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu để công ty ngày càng có chỗ đứng và khẳng định đợc vị trí của mình trên thơng trờng.

5.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Do công ty hoạt động trong tình trạng khó khăn chung của ngành dệt, trớc sự cạnh tranh không cân sức với hàng nhập lậu, trốn thuế của các cơ sở t nhân. Mặt khác nguyên liệu đầu vào của công ty là bông xơ lại phần lớn nhập từ nớc ngoài do đó chịu ảnh hởng bởi nhiều yếu tố nh: thuế nhập khẩu, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, thông lệ quốc tế .Chính nguồn nguyên liệu cung cấp không ổn…

định về chủng loại, giá cả đã gây ra những biến động bất thờng trong giá thành sản phẩm của công ty.

Sản phẩm của công ty lại là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác nên tình hình sản xuất cũng nh tiêu thụ phụ thuộc vào các ngành đó, điều này gây nên tình trạng bị động cho công ty. Khách hàng chủ yếu của công ty là những công ty chuyên sản xuất giầy vải, hiện nay thị trờng ngành giầy đang giảm sút do đó đã ảnh hởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của công ty dệt 19/5 Hà Nội.

* Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị quá cũ kĩ và không đồng bộ, phần lớn là nhập từ những năm 60, 80 và do Trung Quốc sản xuất. Điều này dẫn đến việc tiêu hao nhiều nguyên liệu và chất lợng sản phẩm không ổn định.

- Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân còn thấp, cùng với máy móc lạc hậu đã ảnh hởng đến năng suất và chất lợng của sản phẩm sản xuất ra.

- Công tác thiết kế sản phẩm còn yếu, cán bộ kĩ thuật cha đi sâu vào việc nghiên cứu, thiết kế ra những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, do đó

chủng loại sản phẩm của công ty cha thực sự phong phú, cha có sức hút mạnh đối với khách hàng.

- Sự quản lý, giám sát và ý thức tiết kiệm trong sản xuất còn cha đợc quán triệt và gây ra nhiều lãng phí. Điều này góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

- Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trờng cha đợc quan tâm, đầu t thích đáng. Cụ thể là cha có bộ phận marketing để đảm nhiệm công tác này. Mặt khác phòng kế hoạch thị trờng hiện nay đang thiếu hụt nhân sự cả về số l- ợng lẫn chất lợng.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm mới chỉ dừng lại ở hình thức phân phối trực tiếp, cha có các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh, thành phố lớn. Đội ngũ bán hàng thiếu nghiêm trọng.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty để thực hiện công tác tiêu thụ còn thiếu đồng bộ, kịp thời. Các bộ phận chỉ chú tâm vào công việc riêng của mình mà thiếu sự phối hợp với các bộ phận khác nh phòng kĩ thuật chậm cải tiến các loại sản phẩm theo yêu cầu của thị trờng.

- Tác phong công nghiệp, sự linh hoạt trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cha thể hiện đồng nhất giữa các bộ phận và thành viên của công ty dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động.

Chơng 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 19/5 hà nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm công ty dệt 195 Hà Nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w