2% 66% 66% 32% Sau đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp, PTTH
Nguồn: Báo cáo thường niên của ABBANK năm 2008
Trong đội ngũ nhân viên của ABBank thì cán bộ đại học chiếm đại đa số (66%), đây là đội ngũ nhân viên lớn của ngân hàng. . ABBank khuyến khích cán bộ, nhân viên của mình nâng cao trình độ nghiệp vụ để tăng tính sáng tạo và tự chủ trong công việc. Trung tâm đào tạo xây dựng và hoàn thiện một số nội dung đào tạo và tổ chức các khoá học cho các học viên toàn ngân hàng. Các khoá học được thực hiện với nhiều hình thức như đào tạo nội bộ do giảng viên nội bộ giảng dạy, ký hợp đồng với các công ty đào tạo và chuyên viên bên ngoài, gửi cán bộ tham gia học tập cùng các ngân hàng khác. Nội dung đào tạo gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động ngân hàng như kỹ năng dịch vụ cơ bản, đào tạo giám đốc chi nhánh, sử dụng phần mềm T24 và kỹ năng công nghệ thông tin, nghiệp vụ ngân hàng thương mại (giao dịch
một cửa, thẩm định bất động sản, quản lý rủi ro, thu hồi nợ…). Như vậy thấy rằng chính sách nhân sự luôn được ABBank đầu tư rất cẩn thận, chu đáo. ABBank rất chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên vững vàng về nghiệp vụ và chuyên nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro.
* Chính sách đầu tư vào công nghệ
Hiện nay ABBank áp dụng hệ thống công nghệ theo hướng hiện đại, an toàn, đạt độ chính xác cao, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo chuẩn của SWIFT. ABBank thực hiện hoàn thiện nền tảng hạ tầng thông tin hiện đại, dễ quản trị và khả năng mở rộng cao cho Hội sở mới. Năm 2009 ABBank xây dựng thành công một Trung tâm dữ liệu xứng tầm với quy mô và sẵn sàng cho việc phát triển hệ thống ít nhất 5 năm tiếp theo. Tiếp tục phát triển hệ thống Corebanking, nâng cấp hệ thống T24, xây dựng sản phẩm mới trên hệ thống Corebanking.
ABBANK sử dụng mô hình ba tuyến phòng thủ cho toàn bộ hệ thống của ngân hàng để hạn chế và phòng ngừa tối đa các rủi ro xảy ra với ngân hàng kết hợp với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong mô hình quản lý rủi ro của ngân hàng. Mô hình ba tuyến phòng thủ đó là:
BẢNG 2.5: NGUYÊN LÝ 3 TUYẾN PHÒNG THỦ HẠN CHẾ RR TẠI ABBANK
Nguyên lý ba tuyến phòng thủ Tuyến phòng thủ thứ
nhất Tuyến phòng thủ thứ 2 Tuyến phòng thủ thứ 3
- Các đơn vị kinh doanh - Các đơn vị hỗ trợ kinh doanh
Quản lý RR: - QLRR tín dụng - QLRR thị trường - QLRR nghiệp vụ
Kiểm toán nội bộ
Nguồn Báo cáo thường niên của ABBANK năm 2009
Các đơn vị tiếp nhận rủi ro hoạt động như tuyến phòng thủ thứ nhất, có trách nhiệm quản lý rủi ro hỗ trợ hàng ngày.
Tuyến phòng thủ thứ 2, đơn vị QLRR cung cấp các nguồn lực để phát triển cơ chế, chính sách, phương pháp và công cụ QLRR của ngân hàng. Nhiệm vụ chiến lược QLRR là cung cấp cơ chế và chính sách phù hợp QLRR hiệu quả trong ngân hàng nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị cổ đông.
Sau cùng, các hoạt động liên quan đến đánh giá kiểm soát nội bộ và các chương trình kiểm toán được thực hiện bởi đội Kiểm toán nội bộ, đảm bảo sự độc lập.
* Ban hành quy trình thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống:
ABBank đã ban hành thành văn bản quyết định năm 2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng về quy trình thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Căn cứ vào quyết định này thống nhất thực hiện các quy trình thanh toán theo L/C trên toàn hệ thống bao gồm Trung tâm thanh toán quốc tế, Sở Giao dịch, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch thuộc ABBank. Và áp dụng cho các đối tượng là các Lãnh đạo, Kiểm soát viên và chuyên viên tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ABBank. Từ đó thấy rằng với việc ban hành quyết định và đảm bảo thực thi sẽ hạn chế được nhiều rủi ro liên quan. Quyết định có thể được điều chỉnh, bổ xung cho phù hợp với điều kiện trong nước đảm bảo tính cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng.
* Biện pháp phòng tránh rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường tại ABBank
ABBank thành lập Hệ thống quản lý rủi ro và chỉ định Giám đốc quản lý rủi ro với các tiêu chuẩn cao, đóng vai trò cơ sở câng cao chất lượng của công tác đánh giá, thẩm định và giám sát. Hệ thống quản lý rủi ro bao gồm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro nghiệp vụ. Hệ thống được xây dựng nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro và nâng cao giá trị cổ đông cũng như vị thế của ABBank.
Cụ thể với rủi ro tín dụng nắm rõ những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng nên ngân hàng. Xác định mức ký quỹ dựa vào mức độ tin cậy, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, mức độ này còn phụ thuộc vào đối tượng hàng hoá và phương thức kinh doanh của từng thương vụ cụ thể và được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có tính khả thi cao, có khả năng thu hồi. Đồng thời ABBank quy định tỷ lệ ký quỹ với các đối tượng khách hàng khác nhau thì có khác nhau. Đây là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa rủi ro bởi có nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của họ thì ngân hàng phát hành mới hạn chế được rủi ro tín dụng của khách hàng. Tuỳ quy mô, mức độ rủi ro, sẽ được phê duyệt bởi Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng hoặc các chuyên viên tín dụng hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh.
Về quản lý rủi ro thị trường, ABBank tiếp tục áp dụng các mô hình quản trị rủi ro thị trường hiện đại và mới nhất bao gồm các hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối.
Bên cạnh đó, ABBANK đưa ra 7 nguên tắc quản lý rủi ro nhằm hạn chế và phòng ngừa tốt rủi ro xảy ra với ngân hàng. Đó là:
- Phương pháp quản lý rủi ro là tiền đề cho nguyên lý ba tuyến phòng thủ là các đơn vị tiếp nhận RR, các đơn vị kiểm soát RR và kiểm toán nội bộ.
- Các đơn vị tiếp nhận RR có trách nhiệm quản lý hàng ngày các RR nội tại của hoạt đọng nghiệp vụ trong khi đơn vị kiểm soát RR có trách nhiệm tạo ra các cơ chế QLRR và phát triển công cụ, phương pháp xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RR. Bổ xung cho hay tuyến phòng thủ trên là phòng Kiểm toán nội bộ đảm bảo hoạt động độc lập với QLRR.
- QLRR đưa ra cái nhìn tổng quát về các loại RR chính bao gồm RR tín dụng, RR thị trường, RR nghiệp vụ.
- QLRR đảm bảo các chính sách về RR cốt lõi của Ngân hàng được thống nhất và đưa ra mức độ chấp nhận RR.
- QLRR được hoạt động và tổ chức độc lập với các bộ phận kinh doanh và các đơn vị tiếp nhận RR khác trong ngân hàng.
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm duy trì tổng thể cho các chức năng giám sát rủi ro trong ngân hàng.
- QLRR đảm bảo thực thi các chính sách QLRR khác nhau và các quyết định liên quan đến hội đồng.
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý rủi ro trong TTQT theo
phương thức TDCT tại ABBANK chi nhánh Hà Nội
Qua các phân tích ở trên ta có thể đánh giá về những thành công và hạn chế mà ABBank chi nhánh Hà Nội đã đạt được như sau: